Tuesday, March 31, 2009

Ngày Này Năm Cũ (31-3)


Sunday, March 29, 2009
Tuyết Lê phụ trách

“Ngày Này Năm Cũ” chọn lọc và giới thiệu những tin tức cũng như bài viết lý thú và mang tính thời sự từng được đăng tải trên các nhật báo xuất bản tại Việt Nam Cộng Hòa trước ngày Miền Nam tự do rơi vào tay Cộng Sản, như Tiền Tuyến, Ðộc Lập, Hòa Bình, Chính Luận, Công Luận, Cấp Tiến, Ðuốc Nhà Nam, Xây Dựng, Dân Ý, Quật Khởi, Sàigòn Mới, Tiếng Chuông& Những bài báo này được chọn lọc từ những tài liệu trích trong bộ sưu tập của nhà báo Hồng Sơn Châu, ký giả báo Hoa Văn xuất bản tại Sài Gòn và Nam Vang (Phnom Penh) hồi trước năm 1975.
Tổng Hợp 31-3-73

Những giây phút chót của buổi lễ cuốn cờ, chấm dứt 11 năm tham chiến của Mỹ tại VN

13g30, 29-3 cờ Mỹ hạ, Bunker-Weyand rớm nước mắt
Doanh trại cuối cùng của quân đội Mỹ được 200 dân chúng dọn dẹp sạch trơn nội 10 phút

SAIGON, 29-3 (Tổng Hợp)- Vai trò tham chiến của quân lực Mỹ đã chính thức kết thúc lúc 1g30 chiều Thứ Năm 29-3-73 với lễ cuốn cờ tượng trưng cho việc giải tán Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại VN được thành lập cách đây 11 năm, và chuyến phi cơ quân vận chở ban nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng cất cánh khỏi phi trường Tân Sơn Nhất trên 1 tiếng sau khi 27 tù binh Mỹ cuối cùng rời sân bay Gia Lâm về căn cứ Clark.

Lễ tiễn biệt của Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH lúc 3 giờ chiều 29-3 tại sân bay danh dự Tân Sơn Nhất, Ðại Tướng Viên đọc thông điệp của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu bày tỏ sự tán thưởng nồng nhiệt và tri ân chân thành của VNCH đối với sự tham dự anh dũng và hi sinh cao cả của chiến hữu Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh chống quân CS xâm lược, tạo cho VNCH cơ hội phát triển củng cố một lực lượng phòng vệ hùng hậu và xây dựng hạ tầng cơ sở vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế. Thông điệp nhấn mạnh TT Thiệu vui mừng vì tù binh Mỹ được đoàn tụ với gia đình nhưng thương tiếc những chiến hữu đã bỏ mình ngoài mặt trận để bảo vệ miền Nam VN tự do, và tin rằng những chiến sĩ VNCH và Mỹ trận vong và cùng nhau chịu gian khổ trong bao năm qua đã thắt chặt tình hữu nghị giữa 2 nước.

Trong phần đáp từ, ÐT Weyand ca ngợi tinh thần chiến đấu quả cảm của quân đội VNCH đã bao lần đánh bại quân CSBC xâm lăng mặc dầu phải chấp nhận hi sinh quá lớn lao và hi vọng ngưng bắn rồi ra sẽ mang lại hòa bình lâu dài cho nhân dân VNCH.

ÐT Weyand và một số tướng lãnh tham mưu của ông được nữ phụ tá VNCH choàng vòng hoa danh dự trước khi lên phi cơ cùng bà Weyand tay ôm 1 bó hoa. ÐT Viên và ÐS Bunker tiễn chân Tướng Weyand đến chân thang.

Trước đấy lễ cuốn cờ tượng trưng việc giải tán BTL Mỹ tại VN cử hành lúc 1g10 tại sân BTL Mỹ và trước sự chứng kiến của viên chức cao cấp Việt-Mỹ, ÐT Weyand duyệt đoàn quân danh dự 42 người đại diện các binh chủng Mỹ, đọc diễn văn khen ngợi tinh thần phục vụ và chiến đấu của quân đội Mỹ tham chiến ở VN trong 11 năm qua, đọc thông điệp của Bộ Trưởng Quốc Phòng Elliott Richardson và của Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên hợp Quân Lực Mỹ Ðô Ðốc Thomas Moorer gửi quân nhân Mỹ cuối cùng tại VN, nhật lệnh cuối cùng số 1290 chính thức giải tán BTL Mỹ tại VN, kết thúc buổi lễ bằng lệnh “Tan hàng”. Vào lúc quốc kỳ Mỹ được hạ xuống và gấp lại lúc 1 giờ 30 người ta thấy ÐS Bunker và ÐT Weyand rớm nước mắt.

Trong khi lễ cuốn cờ khai diễn, một cảnh náo nhiệt khác xảy ra tại Camp Alpha, doanh trại cuối cùng của quân Mỹ tại TSN. Trại đã được quân cảnh Mỹ giao lại cho toán phòng vệ dân sự do sứ quán Mỹ thuê bao canh gác. Trong khi toán lính Mỹ cuối cùng rời trại, nữ công nhân được phép muốn lấy gì thì lấy. Một cô đứng cạnh một đống đồ nặng ngót 1 tạ gồm đèn, quạt máy, sách, 1 lọ bơ đã vơi non nửa, 1 cặp loa, 1 chiếc thuyền buồm tầu ô, tay quệt mồ hôi trán làu nhàu với ký giả AP “2 thằng còn nợ tôi 2 chục đôn tiền làm nệm, đánh giầy, giặt giũ. Theo ông, chúng nó có sang nữa không?” TS Charles Dennis hấp tấp lộn lại trại và kêu trời: “Anh coi, mấy nàng làm ăn kỹ quá. Va li quần áo dân sự và vật tùy thân vừa để đây, quay lại đã bay rồi”. Non 15 phút sau, khoảng 200 thường dân thuộc căn cứ TSN nhào vào và hoàn tất chiến thắng trong vòng 10 phút. Bàn ghế đủ phục vụ 1 ngàn người, quạt trần, quạt đứng, máy tự động bán sữa, kẹo, tủ lạnh, đồ hộp trong nháy mắt đã ra đi vĩnh viễn. Một ông quân cảnh chuyển bàn ghế qua hàng rào giúp một bà mang quá nặng biểu lộ tình quân dân thắm thiết. Khi một toán 10 binh sĩ Mỹ được quân cảnh đưa trở lại “mời” đám thường dân ra ngoài, câu lạc bộ là một bức tranh hoang tàn thê thảm. Trại Alpha sẽ được giao cho BQTGSKS làm giải trí trường vì nơi đây có cả hồ bơi và nhiều phương tiện ngô lạc.

Ðoàn lính Mỹ cuối cùng rời Saigon lúc 5 giờ 53 phút trước sự chứng kiến của một toán đại diện CSBV. Phát ngôn nhân CSBV Ðại tá Bùi Tín với giọng nghiêm trang lăng xăng hỏi thăm “ai là người cuối cùng lên máy bay?” Sau khi ÐT Tín giải thích úp mở “chuyện này quan trọng lắm” 1 sĩ quan tham mưu Mỹ chỉ Thượng sĩ Max Beilke được ghi tên ở đáy danh sách hành khách chuyến C-141 cuối cùng. ÐT Tín tiến lại trịnh trọng tặng Beilke một bức thảm trải bàn bằng tre đan hình Chùa Một Cột ở Hà Nội miệng chúc “Hòa bình” Beilke tỏ vẻ ngạc nhiên, cảm ơn ÐT Tín, hấp tấp từ biệt cô bạn gái Việt rồi leo lên máy bay. Tuy nhiên, vào lúc Beilke khuất bóng sau khung cửa, Ðại tá Không Quân David Oldell vọt lên thang sau một chầu sâm banh từ biệt một sĩ quan VNCH cạnh máy bay và trở thành quân nhân Mỹ cuối cùng trong số 2501 binh sĩ Mỹ chót rời NVN.

Vào lúc BTL Mỹ tại VN cáo chung. Phái bộ yểm trợ Hoa Kỳ (USSAG) chính thức bắt đầu hoạt động tại căn cứ Nakorn Phanom ở Thái Lan được coi là tiện nghi nhất và sát nách nhất lãnh thổ BV trước đây, Nakorn Phanom là nơi xuất phát của lực lượng trực thăng giải thoát phi công Mỹ rớt ở Ðông Dương và của lực lượng đặc biệt chuyên thả máy điện tử dò hơi người và âm thanh xuống vùng phụ cận hệ thống đường mòn Hồ chí Minh được điều khiển bằng máy điện kế đặt tại căn cứ PBYTHK do Tướng Vogt, Tư lệnh Không Lực 7, kiêm nhiệm và gồm 45 ngàn binh sĩ Không Quân đóng ở 7 căn cứ Thái chưa kể 3 ngàn nhân viên thuộc Trung Tâm Truy Lùng Tông Tích Quân Nhân Mỹ Mất Tích ở ÐD. Tính chung, Mỹ còn 600 chiến đấu cơ ở Thái Lan và Guam, 20 ngàn binh sĩ trên các chiến hạm thuộc hạm đội 7 ngoài khơi BV.

Trong khi ấy 67 tù binh Mỹ cuối cùng được trả tại Gia Lâm. Chuyến C-141 đầu rời sân bay lúc 3 giờ 18 phút với 40 tù binh. Tù binh chót là Thiếu Tá Hải Quân Alfred Agnew được thả lúc 4 giờ 20 phút. Agnew và viên sĩ quan Mỹ tháp tùng “ré” một tiếng theo kiểu dân Da Ðỏ tỏ vẻ mừng rỡ tột độ, rẽ đám đông ký giả bao quanh bước vội đến chân thang chiếc C-141 cuối cùng chở 27 tù binh cuối cùng cất cánh lúc 4g45 chiều 29-3.

Tuy nhiên Agnew vẫn chưa phải là tù binh Mỹ chót. Giới chức Mỹ cho biết Ðại úy Lục Quân Robert White, trước đây được liệt vào danh sách quân nhân mất tích sẽ được VC thả tại Vĩnh Bình (NVN) trong ngày Chủ Nhật hoặc Thứ Hai 2-4 tuần tới.


Tổng Hợp 31-3-70

Tòa Ðô Chính kêu gọi thương phế binh tôn trọng luật pháp, đừng để bị lợi dụng


SAIGON.- Tòa Ðô Chính trân trọng thông báo:

Ngày 26-3-1970, Ty Cảnh Sát Quốc Gia Quận 3 có bắt giải tòa những người có tên sau đây: Bà Phạm Thị Hên, 45 tuổi. Bà Ðinh Thị Luyến 42 tuổi. Bà Trần Thị Ngoản 28 tuổi.

Các đương sự này đã chiếm lề đường Tú Xương, đóng cọc dựng cây cất nhà bất hợp pháp, lợi dụng phong trào các Thương phế binh chiếm lề đường đang xảy ra chung quanh Bộ Xây Dựng Nông Thôn và Viện Quốc Gia Phục Hồi. Hiện tại cơ quan Tư Pháp đang thụ lý nội vụ và sẽ có những trừng phạt xứng đáng đối với những người phạm pháp coi thường kỷ luật QG này.

Tòa Ðô Chính được biết trong lúc chính phủ đang tìm những biện pháp giúp đỡ các thương phế binh một số người đã lợi dụng các anh em này để mưu cầu những lợi lộc riêng tư và phá rối an ninh trật tự công cộng. Tòa Ðô Chính sẽ cương quyết giải tỏa các kiến trúc và truy tố những phần tử vô trách nhiệm có hành động phá hoại này hầu duy trì trật tự và luật pháp.

Tòa Ðô Chính kêu gọi sự hiểu biết của dân chúng nên tiếp tay với chính quyền trong việc thi hành luật lệ và ổn định tình trạng sinh hoạt của Thủ đô.

Tòa Ðô Chính cũng kêu gọi anh em thương phế binh với tinh thần tôn trọng luật pháp quốc gia và đừng để cho những kẻ phá hoại lợi dụng anh em, những người đã hy sinh rất nhiều cho Tổ quốc.


Vấn đề trở nên rắc rối

SAIGON 30-3.- Vụ Thương phế binh chiếm lề đường cất chòi nay đã trở thành vấn đề quan trọng và rắc rối. 9g sáng 29-3, một đại hội thương phế binh đã được triệu tập tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử quy tụ 300 đại diện TPB đã thi nhau tố cáo chính phủ đã đối xử với họ không đúng mức như TPB phải ăn gạo chợ đen, chưa bao giờ được mua gạo giá chính thức, họ còn than phiền bị “sống vô gia cư, chết không địa táng” và đòi chính quyền phải cho mua gạo giá chính thức. Ðại hội cho rằng sự xâm chiếm lề đường cất nhà mấy hôm gần đây là do TPB quá thiếu thốn và quá bị bạc đãi.

Ô. Chủ tịch Thượng Viện Nguyễn Văn Huyền có đến dự đại hội đã nói trước đại hội rằng ông sẽ lấy tư cách một đại diện dân cử để làm một điều gì tốt đẹp cho thương phế binh.

Trong lúc đó thì ở những TPB đã chiếm đất cất nhà mọc lên các khẩu hiệu: “Chúng tôi chiến đấu cho T.T Thiệu, ai đàn áp thương phế binh là đâm sau lưng T.T.” Theo một tờ báo ở Thủ đô có TPB đã nói rằng hiện còn rất nhiều thương phế binh chưa có nhà, họ có thể lập một Ủy Ban Tranh Ðấu và họ có thể kéo tới chiếm các khu đất khác như đất của Benoit Châu, Chú Hỏa, ông Phụ tá Nguyễn Cao Thăng và có thể cả nhà... của ông Tổng Trưởng Cựu Chiến Binh nữa.

Sáng nay ở Nghĩa địa Pháp một số thương phế binh vẫn tiếp tục cất thêm chòi.


Tổng Hợp 31-3-67

1 Trung tá Việt Cộng về hồi chánh tại Quảng Ngãi

QUẢNG NGÃI (VTX) 29-3.- Một tin điện vừa mới nhận được từ Quảng Ngãi cho biết một Trung tá Việt Cộng đã về hồi chánh tại đồn Sơn Trung thuộc quận Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) ngày 24-3-67.

Ðó là Trung Tá Hoàng Cư, trưởng phòng quân huấn thuộc Liên khu 5 Việt cộng.

Hiện Trung tá Việt cộng này đang tiếp xúc với Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh tại Quảng Ngãi.

Đêm Kinh Kha Portland

Monday, March 30, 2009

Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975


( Kính tặng bạn bè, chiến hữu đã từng sống và làm việc cùng tôi tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn này )
------------

Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975 thật là hỗn độn, rối lọan. Quân đội và dân chúng từ các Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phố Huế đổ xô về, làm cho cái thành phố đã đông dân này càng thêm đông đảo. Cái Radio 4 băng tần tối tân nhất cuả Nhật lúc bây giờ lúc nào cũng ở bên cạnh tôi. Theo tin từ các Đài Phát Thanh trong và ngòai nước thật là lộn xộn, không giống nhau... Theo đài phát thanh Quân Đội, Sài Gòn, VOA, BBC cũng như một vài đài khác cuả nước ngòai, tôi vô cùng kinh ngạc là Huế có lệnh rút bỏ mặc dầu chưa đánh nhau chi cả. Sao lạ quá như vậy ? Tôi gọi điện thọai, hỏi mấy Ông bạn thân là Đơn Vị Trưởng trong vùng thì họ cũng trong tình trạng như tôi, không rõ đầu đuôi, tình hình ra sao hết.

Thành phố Đà Nẵng đông chật những người là người. Vấn đề an ninh, lộn xộn mỗi lúc một thêm gay gắt. Nhiều binh sĩ tức giận, bắn súng lên trời như những kẻ điên khùng vì không hiểu tại sao lại có lệnh rút lui, bỏ hết các trận tuyến gây nên tình trạng hỗn loạn thê thảm này trong khi chưa chạm địch., chưa đánh đấm chi cả. Xưa nay có bao giờ thế đâu ! Tự nhiên không đánh nhau, mà chỉ biết bỏ chạy là làm sao ? Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đòan I kiêm Vùng I Chiến Thuật, có lẽ là người duy nhất ở đây biết được chuyện này, do ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiêu gọi vô Sài Gòn gấp, họp các Tướng Lãnh, nhưng vào tới nơi thì chỉ có một mình ông gặp Tổng Thống Thiệu và nhận lệnh cuả vị Tổng Tư Lệnh quân đội : “ Rút bỏ Quân Khu I ! “ Tướng Trưởng, một danh Tướng cuả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thế giới biết tiếng, biết tên, chết điếng cả người nhưng ... chẳng muốn hỏi tại sao vì ông cũng đoán biết: hỏi cũng vô ích,.để rồi bỗng dưng khai tử luôn cả một Quân Đoàn ( Army Corps ) hùng mạnh cho nó tan hàng , xập tiệm, và cả Vùng I Chiến thuật bao gồm 5 Tỉnh : Quảng Trị, Thưà Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và 2 thành phố Huế, Đà Nẵng . Bộ Chỉ Huy Quân Trấn Đà Nẵng được lệnh rõ ràng cuả Tướng Trưởng : Bất cứ kẻ nào dùng súng đạn cướp bóc, xâm phạm tính mạng, tài sản của dân chúng trong tỉnh trạng rối lọan hiện nay sẽ bị các lực lượng an ninh, quân cảnh bắn hạ tại chỗ ! Tuy có cấp chức được quyền ở cư xá do quân đội cung cấp, nhưng tôi có giấy phép dậy học ngòai giờ làm việc ( chuyên dậy kèm Pháp và Anh ngữ cho rất đông học sinh Trung Học) để đời sống vật chất tốt hơn, đối với gia đình đông con như tôi, tránh được chuyện dính dáng đến tham nhũng, hối lộ, rồi làm “ dê tế thần ” cho tình trạng chính quyền và xã hội “ lem nhem “ thời đó. Vài em học sinh chăm chỉ vẫn còn lui tới : “ Thưa Thầy ! các lớp học ra sao, có học tiếp không hả Thầy? “ Tội nghiệp ! Giờ này mà các em vẫn có thể nghĩ đến chuyện học hành. Tôi nói “ Thôi, chúng ta tạm nghỉ, khi nào yên tĩnh hãy hay. Các em nên tránh bớt việc đi lại ngòai đường phố trong lúc này, rất nguy hiểm.” Các em ra về, vẻ mặt buồn thiu…

Gia đình tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ trong khu xóm đồng bào nghèo, nhưng có 2 cái sân đủ cho học sinh 3 lớp học tối mỗi đêm, thay phiên nhau đậu xe gắn máy và xe đạp. Lúc này, tôi dã đưa gia đình và di chuyển những gì cần thiết lên văn phòng Toà Án cho được an ninh ví có anh em Nghĩa Quân canh gác các cơ quan chính quyền.

Các ngân hàng đã đóng cửa, rất nhiều người cũng như tôi, khi nghĩ tới chuyện cần có số tiền phòng thân, đành chịu chết. Thôi, giữ sổ sách rồi vào Sài Gòn hãy hay. Ôm tiền mặt lúc này càng thêm nguy hiểm. Có chi sài nấy vậy. Ai cũng nghĩ như thế để an tâm đối phó với tình hình trước mặt, ngày càng gay go, hỗn độn. Tôi điện thọai vào phi trường quân sự, định hỏi Thiếu Tá Trưởng Phòng An Ninh, không có, xin gặp Đại Úy Quang, cũng không có, chỉ có Trung Úy Bẩy trả lời, “ Thiếu Tá ơi ! Tụi nó pháo kích hỏa tiễn 122 ly của Trung Cộng cầy nát phi đạo rồi, máy bay của mình không đáp xuống được nữa, chỉ sài được trực thăng thôi. người đông nghẹt mà trực thăng không thấy đến chi cả ! “ Tôi điện thọai sang Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I, hỏi thăm mấy Sĩ Quan thân thiết thì được hay : Tại Cảng Tiên Sa, tầu không đủ chuyên chở quân đội di tản cùng với gia đình cũng như đồng bào trốn chạy quân cộng sản đang tiến vào thành phố bằng nhiều ngả, bao vây chung quanh Đà Nẵng. Lệnh trên: rút bỏ Quân Khu I không đánh đấm chi cả thì tình trạng làm sao khác được ! Địch pháo kích chung quanh Đà Nẵng ầm ầm... Tôi gọi sang Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Khu. Đại Tá Chỉ Huy Trưởng vẫn còn ở đó. Là bạn thân với nhau từ hồi còn nhỏ, lưu lạc giang hồ, mãi sau này mới gặp lại nhau và lần sau cùng là ở Đà Nẵng. Tôi chở tất cả gia đình trên chiếc xe jeep, gồm nhà tôi và 7 đứa con, đứa con gái lớn sức khỏe yếu kém, đứa con trai kế 16 tuổi, đứa con gái út mới được 6 tháng, vợ tôi phải bồng ẵm trên tay, đến Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đòan. Lúc đó là chiều ngày 28 tháng 3, tôi gọi cậu tài xế trung thành và can đảm, Binh nhất Túc, mà tôi đã đích thân đến đơn vị hành chánh quản trị địa phương, lựa chọn rồi hỏi han về tình trạng khó khăn khiến hắn can tội đào ngũ. Tôi liên lạc với đơn vị gốc của hắn, nhận cho hắn làm tài xế vì Tòa Án có xe nhưng không đủ quân nhân tài xế. Sau này, tôi thấy hắn tận tâm, chu đáo và trung thành, nên tôi nói với đơn vị đề nghị cho hắn lên Hạ Sĩ, mong ngày nào nào đó không xa, cho hắn lên hạ Sĩ nhất thì đồng lương cũng đỡ khổ cho gia đình. Tôi bảo: “ Thôi, cậu lo cái xe cho tốt, đầy đủ săng nhớt rồi cho cậu về lo chuyện gia đình, Tôi lái lấy cũng được. Đây, chìa khóa văn phòng và tất cả những gì của gia đình tôi trong đó, nếu tôi đi khỏi thì tất cả là của cậu. Cậu ở lại lo cho gia đình. Vợ con cậu cũng cần đến cậu trong lúc hỗn lọan này. Đem những thùng, hộp thực phẩm khô, sữa hộp chia cho anh em Nghĩa Quân. Tôi sẽ cho lệnh họ : khỏi canh gác nữa ! Tòa chỉ còn tôi là Sĩ Quan cuối cùng ở đây, anh em Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ thì ở trại gia binh rồi. Cho họ về lo thu xếp , bảo vệ gia đình.” Tôi bắt tay cậu tài xế, Hạ Sĩ Túc. Cậu tài xế cứ nắm chặt lấy tay tôi, nói trong nghẹn ngào “ Em không nỡ để Thiếu Tá và Cô đi một mình với các em như thế này. Cứ để em đi theo, thầy trò mình sống chết có nhau, gia đình em đông người, nhiều bà con, dân địa phương, em là binh sĩ nên không có gì khó khăn nhiều như Thiếu Tá. Thiếu Tá đi được rồi, em trở lại với gia đình cũng được, không sao cả ! “ Tự nhiên tôi thấy mắt mình nhòa đi trước tấm lòng của cậu tài xế trung thành và can đảm, luôn luôn nghĩ đến tôi, và gia đình vì chúng tôi : một Sĩ Quan cấp Tá , Phó Ủy Viên Chính Phủ Toà Án Quân Sự Mặt Trận Quân khu I và một binh sĩ luôn sống với nhau như người trong một gia đình ruột thịt đã nhiều năm, nhiều tháng. Tôi bảo : “ Túc ! Cậu phải nghe tôi, về trông coi, bảo vệ lấy gia đình trong lúc này ! Tôi tới Bộ Chỉ Hy Pháo Binh bây giờ. Ông Đại Tá Chỉ Huy Trưởng còn ở đó ! “ Hạ Sĩ Túc, cậu tài xế rời nắm tay tôi rồi đứng nghiêm, giơ tay chào nghiêm chỉnh: Kính chúc Thiếu Tá, Cô, cùng các em ra đi bình an ! Tôi thấy rõ cậu tài xế can đảm và trung thành bật khóc. Chắc chắn là hắn khóc cho gia đình tôi trong cơn nguy biến, mà tôi bắt hắn phải ở lại. Trên đường, một chiếc xe Jeep chạy ngược chiều với tôi, trên có 4 Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến, tuổi còn trẻ nhưng đều đeo lon Cấp Tá, rất quen thuộc, tôi chạy chậm lại, giơ tay vẫy chào, và hỏi to, “ Có chi lạ không ? “ Mấy Ông bạn cũng giơ tay vẫy. Một anh bạn người Nam la lớn : “ Đù má nó ! Anh coi : chiến tranh kiểu chi lạ! Tụi này có bao giờ bỏ chạy như thế này đâu! Lại mấy thằng Mỹ với thằng Thiệu...đem con bỏ chợ, âm mưu buôn bán xương máu tụi mình đây thôi !...”

Gia đình Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh đã vào Sài Gòn ít hôm trước, Ông còn ở lại vì Tướng Trưởng và Bộ Tư Lệnh Quân Đòan vẫn còn ở Đà Nẵng. Đang ăn cơm tối với nhau thì điện thọai reo . Sĩ Quan trực chạy vào báo cáo : Thưa Đại Tá ! Có lệnh của Trung Tướng mời Đại Tá sang ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn ! Ông Đại Tá bắt tay tôi và mấy Sĩ Quan thuộc quyền của Ông đã tụ tập về đó : “ Chúc Anh Chị, quý vị các cháu và tất cả bình an. “ Ông còn dặn tôi trong lúc vội vã quay đi “ Anh cho Chị và các cháu ngủ tạm trong hầm của tôi, rất tốt ! Nếu thiếu chỗ thì giường của tôi trong phòng kia... “ Sau này, toi biết là Ông cùng Bộ̣ Tư Lệ̣nh Quân Đoàn sang sân bay trực thăng Non Nước để̉ ra tàu Hải Quân cuả Mỹ chờ ngoài biển.

Tôi mặc nguyên quân phục tác chiến, với khẩu súng Colt – 12 bên mình, chỉ bỏ cái mũ sắt 2 lớp ra, rồi ngả lưng xuống giường thiu thiu ngủ chập chờn. Điện thọai reo, Sĩ Quan trực chạy sang: Thưa Thiếu Tá, Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn cho hay: 5 chiếc Tầu Hải Quân đã được lệnh lên đường, ra Biển Mỹ Khê, Đà Nẵng chuyên chở quân đội, gia đình và dân chúng. Tầu sẽ tới nơi vào khuya đêm nay hay sáng sớm mai...

Tôi đang mơ mơ màng màng trong giấc ngủ nặng nề thì có người đánh thức tôi dậy và nói trong sự vội vàng , ” Thiếu Tá ! Thiếu Tá ! Mình phải đi ngay, rời khỏi nơi này vì tin tức cho hay quân cộng sản Bắc Việt đã tới rất gần thành phố, không gặp sự kháng cự nào cả... “ Tôi đánh thức gia đình, vợ con rồi tất cả lại lên chiếc xe Jeep với ít đồ đạc gọn nhẹ tùy thân, nhắm hướng Bãi Biển Mỹ Khê phóng đi, sau khi bắt tay vội vàng vài Ông bạn Sĩ Quan Pháo Binh. Xe chạy được một quãng khá xa, chừng dăm cây số, bỗng đưá con gái lớn cuả chúng tôi kêu thất thanh : “ Cái va-li da cuả Mợ đâu rồi ? “ Trong số đồ đạc mang theo thì cái va-li da đó có chút ít tài sản còn lại đáng giá hơn mấy cái va-li đã nằm trong xe Jeep để sống, do bà nhà tôi và đưá con gái lớn ,vốn tính cẩn thận, trông coi cho chắc ăn. Mọi người trên xe nhận ra là trong lúc vội vàng di chuyển, chính cái va-li đó đã bị bỏ lại ở trại Pháo Binh vưà rồi. Chết thật ! Tôi lái xe quay lại ngay lập tức, nhưng khó khăn vì người di chuyển quá đông. Chạy trở về trại Pháo binh, vẫn còn 2 cậu lính gác, tôi đậu xe ngay cưả phòng vưà rời ban nẫy, chạy như bay vào trong. May quá ! ( cái may đầu tiên ) Chiếc va-li đã được lôi từ trong hầm gia đình tôi ṭam trú lúc trước, nhưng chưa đem lên xe, vẫn còn nằm trơ một mình sau cánh cưả lối lên phòng tôi nằm. May mà còn lính gác, nếu không thì dân chúng quanh đó và bọn cướp phá cơ quan, công sở đã tràn vào vơ vét tất cả những gì còn ḷại, và cái va-li “quan trọng nhất cuả gia đình tôi “ cũng mất tiêu rồi. Nếu nó bị mất thì không biết sau này gia đình tôi cầm cự ra sao với cuộc sống đổi đời với trăm ngàn khổ cực. Trời Đất đã cứu gia đình tôi.. Đưá con gái lớn lần này tay lúc nào cũng để lên cái va-li vưà tìm lại được.Tôi lái xe ra cổng, anh em binh sĩ vẫn còn canh gác. Tôi nói lớn : “ Anh em về đi, lo chuyện gia đình, doanh trại không còn ai nữa ! “

Trời đất ! Đường xá ban đêm mà lúc này đông nghẹt những người là người, di chuyển bằng đủ mọi cách. Tất cả đều hướng về phía Cảng Tiên Sa và bãi biển Mỹ Khê. Tôi lái xe, khẩu Colt-12 đeo trước ngực, ̣ kiẻu Sĩ Quan Đức, đã lên đạn, khoá chốt an toàn, khẩu M-16 đã lên đạn sẵn, cũng khóa chốt, để ngay bên cạnh. Đứa con trai lớn nhất 16 tuổi, có mặt trong xe cũng đã được tôi chỉ dẫn để sử dụng khẩu tiểu liên hạng nhẹ Carbin M-2 để đề phòng trường hợp bị bọn bất lương, tấn công, cướp bóc trong khi hỗn lọan. Trông cảnh người xe xuôi ngược thật là kinh hoàng, trong khi đó quân cộng sản vẫn pháo kích vào thành phố Đà Nẵng nổ ùynh ! ùynh ! … rải rác đó đây.

Cái xe Jeep của tôi đang chạy bỗng dưng chết máy, nằm ỳ ngay cạnh đường. Thế là làm sao ! Còn đang lúng túng thì hai binh sĩ cầm M-16 từ cống trại lính bên kia đường tiến đến xe tôi dòm ngó, xem có chuyện chi mà lại dừng xe ngang xương trong dòng người đang chẩy xuôi ra hướng bãi biển. Một binh sĩ chào tôi : Thưa Thiếu Tá ! Sao Thiếu Tá lại ở đây vào lúc này ? - Xe tôi chết máy rồi ! Cậu binh sĩ kia cũng chạy lại rồi la to : Đại Úy Sinh ! Ra mau ! Thiếu Tá Phó Ủy Viên Chính Phủ Tòa Án Mặt Trận đây nè ! Đại Úy Từ Khánh Sinh, Đại Đội Trưởng nhẩy dù, bị thương tại mặt trận, sau được đưa về đây làm Quản Đốc Quân Lao Đà Nẵng, dưới quyền cuả tôi. Đại Úy Sinh, quân phục tác chiến chỉnh tề, mũ sắt 2 lớp, giơ tay chào tôi nghiêm chỉnh như thường lệ. Chúng tôi bắt tay nhau trong khi tôi nói : “ Hay nhỉ ! Sao cái xe của tôi lại chết máy ngay ở chỗ này ? Nếu nó chết máy ở chỗ khác thì làm sao đây ? “ Tôi nghĩ thầm trong bụng : Đây là điều may mắn thứ hai cho chúng tôi trong cơn hỗn lọạn kinh hoàng. Anh Sinh kêu mấy binh sĩ ra đẩy cái xe của tôi vào trong sân trại.rồi ra lệnh cho một Thượng Sĩ : “ Lấy cái xe dự trữ cuả mình, lo săng nhớt đầy đủ rồi giúp gia đình Thiếu Tá chuyển đồ đạc sang, chớ lúc này mà xe cộ lộn xộn là nguy hiểm lắm. “ Tôi cảm ơn Đại Úy Sinh, bắt tay viên Thượng Sĩ già rồi vào văn phòng, có vài Sĩ Quan trong đó. Sau vài phút hỏi han tình hình, tôi hỏi Đại Úy Sinh ”Anh em bị giam giữ còn bao nhiêu người ? “ – Thưa Thiếu Tá: gần 1 ngàn ! – Việc ăn uống của họ tới ngày hôm nay ra sao ? – Hôm nay thì vẫn còn, nhưng ngày mai thì chưa biết, gạo mình còn, nhưng liệu nhà thầu cung cấp thức ăn có còn liên lạc nữa không. Suy nghĩ thật nhanh vài giây rồi tôi quyết định : “ Quân cộng sản đang tiến vào Đà Nẵng mà không đánh nhau chi cả. Nhân danh Sĩ Quan cấp chức cao nhất của 2 Tòa : Mặt Trận Vùng I và Tòa Thường Trực Đà Nẵng, tôi ra lệnh thả hết tất cả quân phạm không phân biệt Đại hay Tiểu Hình… En temps de guerre ! En cas de force majeure ! ( trong trường hợp chiến tranh ! Trong trường hợp bất khả kháng ) chúng ta có quyền làm bất cứ cách nào để bảo vệ sinh mạng của ngần đó con người, đã từng là quân nhân như chúng ta. Họ cũng có thân nhân gia đình đang đợi chờ họ. Anh Sinh cho thư ký đánh máy biên bản theo lời tôi đọc “ Lệnh thả hết quân phạm “... Tôi sẽ ký tên với tính cách người ra lệnh, và tất cả Sĩ Quan có mặt cùng ký tên với tính cách nhân chứng, hiểu biết quyết định này. Sau này vào Sài Gòn, chúng ta có giấy tờ trình Nha Quân Pháp và Bộ Quốc Phòng là những cơ quan mà hai Toà Án chúng tôi trực thuộc. Sáng sớm mai, chúng ta sẽ thả hết …

*

Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của Quân Lao hầu như vẫn còn có mặt đông đủ.tới giờ phút này. Đại Úy Sinh vốn gốc Sĩ Quan nhẩy dù cho nên làm việc rất đàng hoàng, nghiêm chỉnh. Bộ phận cấp dưỡng, dọn cơm tối lên cho mấy anh em Sĩ Quan chúng tôi, vừa ăn, vừa bàn bạc công việc phải làm sáng mai. Một Hạ Sĩ Quan đi xe gắn máy từ Cảng Tiên Sa trở về, báo cáo : Cảng Tiên Sa rất đông người, tầu bè di chuyển không đủ, rất khó khăn, địch thỉnh thỏang lại nã vài trái hỏa tiễn gây chết chóc và thương tích cho bà con… Đại Úy Sinh bảo anh em lo cơm tối cho gia đình tôi và chỗ nghỉ ngơi qua đêm. Tình “ Huynh đệ chi binh “ những lúc như thế này mới thấy nó cao quý làm sao ! Tất cả đều coi nhau như ruột thịt một nhà. Thật là phúc đức cho gia đình tôi: trong suốt những ngày rối loạn, di tản, chúng tôi may mắn vẫn có chỗ ăn, chỗ ngủ đàng hoàng, không thì khổ cho đám con trẻ biết mấy, nhất là đưá con gái út mới được ̉6 tháng, nhà tôi còn phải bồng ẵm trên tay và lo những bình sưã và biết bao nhiêu thứ cho một đưá bé như thế.

Hôm sau, trời còn sớm lắm, nhưng tất cả chúng tôi đã thức dậy. Tất cả Sĩ Quan chúng tôi cùng binh sĩ trong trại kéo nhau xuống phía khu vực nhà giam. Tôi ra lệnh : tất cả binh sĩ súng M-16 lên đạn, đứng thành 2 hàng, các Sĩ Quan đứng sau lưng, tôi cho mở cửa nhà giam, rồi dùng loa phóng thanh cầm tay nói lớn : Nhân danh Sĩ Quan có cấp chức cao nhất của Tòa án quân sự Mặt Trận Vùng I và Tòa án quân sự Thường Trực Đà Nẵng hiện có mặt tại đây, tôi ra lệnh thả tất cả anh em ngay lúc này để trở về lo cho thân nhân gia đình trong tình hình khẩn cấp hiện nay… Nhiều anh em quân phạm còn nhìn nhau có vẻ ngơ ngác vì họ không biết rõ tình hình bên ngòai. Tôi nói tiếp : Anh em trật tự ra ngòai theo hướng dẫn của 1 Sĩ Quan, xếp hàng 10 người một, cứ đủ 6 hàng thì ngưng lại, ngồi xuống Khi có lệnh hô của 1 Sĩ Quan thì 2 hàng đứng dậy, theo tiếng hô thứ hai là cả 20 người chạy ra khỏi cổng trại, về nhà. Bất cứ ai gây lộn xộn, làm mất trật tự, hay đang chạy mà quay đầu lại hoặc dừng lại bất cứ vì lý do gì, sẽ bị bắn gục ngay tại chỗ ! Nghe rõ chưa ? Tất cả anh em đều reo mừng và thi hành lệnh một cách nghiêm chỉnh…

Công việc “ thả tù “ đã xong, tôi thở phào nhẹ nhõm, họ cũng là người, từng là quân nhân dù có phạm tội, họ cũng có thân nhân gia đình đang trông đợi trong hòan cảnh khó khăn, nguy hiểm này, chỉ sợ có sự rối lọan xẩy ra khi anh em nóng lòng, sốt ruột rồi làm càn, ai cũng muốn thóat ra khỏi nhà tù càng sớm càng tốt. May mắn là việc đó đã không xẩy ra.

Ăn sáng qua loa xong, tôi cho lệnh tập họp tất cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ cuả Quiân Lao. Quân số gần như đông đủ hoàn toàn. Với giọng nói trộn lẫn sự sót sa trong lòng, dù rằng cuộc đời cuả tôi đã quen với sót sa, đau khổ, chia lià từ khi 15 tuổi, phải bỏ trường trung học ở Hải Phòng để lăn mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp, địch bắt hai lần, rồi 23 năm lính chống cộng sản, từ Binh Nhì, không theo học trường Sĩ Quan nào cả mà lên Thiếu Tá, với chức vụ hiện tại, tôi nói “ Vận nước bắt chúng ta phải bỏ cuộc một cách đau lòng. Chúng ta đã làm hết bổn phận cuả những quân nhân. Bây giờ, không còn cách nào khác hơm nưã, tôi khuyên anh em nên trở về ngay,lo cho gia đình trong cơn hỗn loạn. Súng đạn cá nhân, anh em tùy nghi tìm cách thủ tiêu, ai không làm được thì để vào trong kho súng chắc chắn kia, Sĩ Quan tiếp liệu khoá kỹ lại, không để lọt vào tay những kẻ xấu, dùng nó làm hại người dân vô tộ trong lúc hỗn loạn này..Còn các Sĩ Quan, anh em mình tạm chia tay ở đây và mong có ngày gặp lại. Xin chúc tất cả anh em bình an ! “ Tôi bắt tay thật chặt từng Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ...Vài binh sĩ bịn rịn không nỡ rời chúng tôi trong khung cảnh đau đớn như thế này. Họ vẫn còn đứng nghiêm, giơ tay chào theo quân cách rồi mới tan hàng, theo nhau từng nhóm một. Mấy đưá con đã lớn cuả tôi đứng đằng xa, cạnh chiếc xe Jeep, trông thấy cảnh đó̀ cũng hiểu được nỗi đau lòng cuả lớp người cha, anh , những quân nhân chúng tôi, cho nên chúng nó cũng nước mắt sụt sùi. Khi ṃoi người đã tan hàng, ai lo việc nấy, Đại Úy Sinh, chỉ có một mình ở trại, lên xe cùng gia đình tôi. Anh lái ra phiá bãi biển Mỹ Khê. Có mấy chiếc tầu Haỉ Quân từ trong Nam kéo ra thật, nhưng đậu hơi xa, nước cạn không vào gần được. Trên tầu đông đặc những người là người và khắp ṃoi chỗ nơi bãi biển, người từ khắp nơi dồn về sao mà đông thế. Cả lính lẫn dân, kẻ lội nước, kẻ đi đủ loại ghe thuyền, cố gắng bơi ra ra tới chỗ tâù đậu.. Cầu thang lên tầu không đủ để đưa số người đông đặc như kiến leo lên. Người ta phải dùng đến những cái thang dây dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng người vẫn chen chúc leo lên, hành lý mang theo rơi rớt xuống biển mỗi lúc một nhiều, rồi đến lúc có những người vì chen chúc, xô đẩy, đuối sức cũng rớt xuống biển đều đều. Những tiếng kêu gào thất thanh càng làm cho cảnh tượng thêm rùng rợn. Nhiều người trên bờ biển khóc thét lên làm cho những đưá con nhỏ cuả tôi cũng oà lên khóc theo . Tôi bảo Đại Úy Sinh “ Mình không thể để cho những đưá trẻ thơ như thế này cũng phải cḥiu cảnh thê thảm đó ! “ Anh Sinh bảo tôi “ Bọn mình tránh ra phiá này, tôi có thằng đàn em ở trong xóm đằng kia. Nó có chiếc ghe dìm dưới nước. Nó và bọn mình đi ghe ra phiá ngoài xa, lên chiếc tầu ở tít ngoài kia mới được. “ Chiếc xe Jeep cài số nhỏ, ì ạch lăn bánh trên cát, chở đông người chúng tôi tới phiá cách xa đó một khoảng, gần một xóm nhỏ lơ thơ mấy nóc nhà tranh, nhà lá. Anh Sinh chạy vut vào trong xóm rồi ra ngay cùng với một cậu nghiã quân.. Chiếc ghe được lôi ở dưới nước lên, đủ chở ngần đó con người, tuy có chút nguy hiểm về an toàn. Đành liều vậy, chớ biết làm sao ! Bà nhà tôi lên tiếng : “ Sống cùng sống, chết cùng chết với nhau ! “ Cậu nghiã quân nói : Thiếu Tá và Đại Úy thay quần áo dân sự đi vì em biết ṭụi du kích và đặc công nằm vùng đang ra công khai hoạt động để kiểm soát tình hình,phiá sau quân đội đánh chiếm thành phố Đà nẵng va vùng chung quanh, ngăn chặn đồng bào di tản, ṭụi nó hung hăng lắm ! Tôi đã từng có kinh nghiệm khi đi kháng chiến, đứng trong hàng ngũ cuả cộng sản gần 7 năm, công tác trong các văn phòng cơ quan lãnh đạo vì có chút chữ nghiã và có người anh ruột đỡ đầu, che chở, cho nên tôi biết rõ Sách - Lược ( Polisy & Strategy ) cuả cộng sản là đánh chiếm một vùng hay một xứ sở, quốc gia nào thì bắt buộc : quân tác chiến làm xong nhiệm vụ, lập tức lực lượng bình định ( Pacificatory forces ) phải kiểm soát an ninh, trật tự, đè bẹp, diệt tan mọi sức kháng cự hay nổi lên làm loạn sau này... Chúng tôi chuyển đồ đạc trên xe xuống bãi cát rồi tôi đưa chùm chìa khóa xe cho một người đàn ông ngòai 50 tuổi dáng hiền lành, đứng cạnh đó, không rõ ông ta thuộc lọai người gì. Tôi bảo : Nếu chúng tôi xuống ghe đi được thì Bác lấy chiếc xe này, đem về biến cải đi mà sài ! Chúng tôi chuẩn bị bước xuống chiếc ghe của cậu nghĩa quân, đã được tát sạch nước, nhưng lúng túng vì đông người, có đám con nít, với đồ đạc... Từ phiá làng xóm gần đó, bọn du kích và quân chủ lực miền ( regional forces ) cuả Tỉnh Đội Quảng Nam – Đà Nẵng đã chia nhau từng toán nhỏ đi lùng soát, ngăn chặn tại các điạ điểm trọng yếu, mà bãi biển Mỹ Khê, Sơn Trà, núi Non Nướcvv... là những điểm chúng đã chú ý. Mấy tên du kích chiã súng tiểu liên AK- 47 cuả Liên Sô và cả M-16 cuả quân Việt Nam Cộng Hoà bỏ lại, quát om xòm : “ Không có đi đâu hết cả ! Quay về ngay, không thì...bắn hết ! “ Chúng nổ vài loạt súng vào chiếc thuyền nhỏ và bắt chúng tôi quay lại. Thật là buồn lẫn tức giận vì Đại Uý Sinh từng là Đại Đội Trưởng Nhẩy Dù, còn tôi thì đã từng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tây bắt 2 lần, rồi 23 năm trong Quân Đội Cộng Hoà từ Lính hạng bét leo lên cấp Tá, từng coi bọn du kích này như bọn ... chó chết, nhưng lúc này chúng nó là kẻ thắng trận và đang cầm tiểu liên xung kích trong tay. Tôi nói nhỏ vớ Sinh : thôi quay lại ! Tôi nhìn lũ trẻ mặt mũi lo sợ, kinh hoàng mà lòng đau sót không cách nào nói hết được.... Khi trở lại chiếc xe thì Bác “ nhà quê “ đang ngồi ở ghế tài xề và cho xe nổ máy. Loay loay mà chẳng biết làm cho chiếc xe nổ máy. Tôi nói với Bác ta : “ Thôi, cảm ơn Bác, chúng tôi không đi được, cần xe chở nhà tôi và các cháu về thành phố kẻo trời chiều đã muộn, ở giưã bãi biển mênh mông thế này, đằng kia người đen như kiến vẫn đang lên tầu và vẫn... đang rơi rụng xuống biển như sung, như lá bay thế kia, coi bộ không được rồi, nhất là các cháu nhỏ như thế này. Bác ta vui vẻ đưa lại chùm chià khoá cho tôi và bước xuống nhường chỗ cho Đại Uý Sinh và tôi chuyển đồ đạc trở lại trong xe. Đây lại thêm một điều may mắn cho chúng tôi. Xong việc, tôi bảo anh Sinh lên lái xe, tôi ngồi bên cạnh còn nhà tôi và các cháu ngồi hết ở phiá sau. Đại Uý Sinh ngồi lên cầm tay lái, tôi quay lại nói với người đàn ông hiền lành, gần như không thấy nói năng gì cả : Cảm ơn Bác nghe ! Cầu chúc Bác bình an ! Trong khi Đại Uý Sinh cài số nhỏ, lái xe ì ạch lăn trên bãi cát, tìm lối lên bờ, tôi nói với anh Sinh : May mà tay này hiền lành, thật thà, mở xe mấy lần máy không nổ, nếu nổ máy, liệu anh ta có biết lái nó đi đâu không, và chúng tôi cả bọn đang đứng ở giưã bãi biển mênh mông, với nhiều đe doạ, nguy hiểm, không biết sẽ ra thế nào khi trời đã dần dần ngả bóng về chiều, trong khi anh Sinh chỉ mở máy một cái là xe nổ máy tức khắc, xe tốt, để dự trữ cuả đơn vị anh Sinh kia mà, chớ gặp anh chàng kia là thứ dữ thì thật là khổ sở vất vả cho gia đình tôi với đám con phần nhiều còn nhỏ, đồ đạc lỉnh kỉnh... Xe đã tìm được lối lên đường, quay trở lại lối cũ phải qua Quân Lao Đà Nẵng. Trời đất ! Doanh Trại Quân Lao Đà Nẵng cuả Đại Uý Sinh lúc này đông nghẹt bà con, dân chúng ở đâu kéo đến tạm trú, chắc bà con cũng định nhắm hướng bãi biển Mỹ Khê, Tiên Sa, nhưng thấy trời đã sắp tối nên kéo nhau vào đây. Anh Sinh lái xe vào trong, đậu trước hai căn phòng cưả chắc chắn, khoá bằng những chiếc khoá đặc biệt cho nên không có ai vào đây. Mấy anh em binh sĩ cuả anh Sinh, nhà ở liền đó, biết được chúng tôi đã quay trở lại Quân Lao, liền chạy đến, xem có thể giúp đỡ được gì chăng. Đến lúc này mà anh em vẫn còn nghĩ đến chúng tôi, thật là tình “ Huynh Đệ Chi Binh “đúng là bất diệt... Lúc này theo tin tức thì quân cộng sản đã vào kiểm soát thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi cũng như bao nhiêu Sĩ Quan, quân nhân từ Quảng Trị dồn về vùng đất này hầu hết đã bị dồn vào chỗ chết, nhưng biết làm sao, đành theo vận nước.. Qua một đêm khó khăn, khắc khoải ở Quân Lao Đà Nẵng, đơn vị cũ cuả Đại Uý Sinh, anh Sinh lo cho chúng tôi là một chuyện, lo cho gia đình, nhà tôi và lũ con còn nhỏ, cũng như cho chính anh với tương lai tối tăm trước mặt, thật là kinh khủng. Trời sáng lúc nào không biết. Tôi nói Đại Úy Sinh kiếm một lá cờ Phật Giáo, lúc này dễ dàng kiếm ra thứ đó ở chỗ đông người vì lúc này Thầy Thích Trí Quang “ Chuyên viên tôn giáo vận “ cuả Cộng Sản Việt Nam từ 1946, là nhân vật quyền hành lớn lao, người dân miền Nam ai cũng phải biết lúc này vì ông lãnh đạo “ thành phần thứ ba “ ngoài hai lực lượng khác cao hơn : cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứng đầu là Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ, rồi đến Thủ Tướng Huỳnh Tấn Phát, nhưng thực ra tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo cuả Bộ Chính Trị Trung Ương cộng sản Hà Nội. Nhân vật Thích Trí Quang kêu gọi : Các Bác Sĩ trở về bệnh viện cuả mình làm việc vì số thương vong quân đội, dân chúng quá nhiều, kêu gọi quân nhân cuả nam Việt Nam đem súng đạn đến nạp tại sân chuà trong thành phố, thị trấn, và ra trình diện Uỷ Ban Quân Quản khi có lệnh... Bà con nói : Sân Chuà Tỉnh Hội Đà Nẵng ở đường Ông Ích Khiêm là một cái núi chất đầy súng đạn, nhiều nhất là súng M-16 trang bị cho các lực lượng võ trang chính quy cuả Nam Việt Nam, còn vứt rải rác khắp hang cùng, ngõ hẻm thì không kễ. Tất cả chúng tôi lại chất đồ đạc lên xe trở vào thành phố Đà Nẵng, là vùng đất chết lúc này, nhưng biết làm khác được ! Xe ra khỏi cổng trại với chiếc lá cờ phật Giáo to tổ chảng bay phất phới. Xe chạy sắp tới ngã ba rẽ vào thành phố Đà Nẵng và đi Huế thì mấy chú bộ đội chủ lực cuả Tỉnh Đội Quảng Nam ( tôi đoán thế ) mũ tai bèo, súng AK-47 từ bên cạnh đường nhẩy ra chặn xe lại và yêu cầu Anh Sinh và tôi buớc xuống khỏi xe. Thấy mấy tên bộ đội non choẹt, nếu trước đó ít lâu thì cứ một chiến binh lính Dù cuả anh Sinh là dư sức “ sơi tái “ một lúc cả 3 tên bộ đội ‘ bé choắt “ này trong 30 giây đồng hồ, tôi chơi nước liếu hét to : “ các anh trông lá cờ trước mũi xe kia ! Lệnh cuả Ban Quân Quản Đà Nẵng và Thầy Thích Trí Quang sai chúng tôi liên lạc khẩn cấp với Chuà Tỉnh Hội Đà Nẵng xin xe cộ ra bãi biển Tiên Sa chở bà con, đồng bào bị thương nằm la liệt ngoài đó, chậm không đưa về bệnh viện là chết hết ! “ Mấy chú bộ đội ngơ ngáo nhìn nhau rồi khoát tay : “ Thôi đi mau lên ! “. Chạy vào phiá thành phố rồi, tôi mới bảo Đại Uý Sinh : Moa không hét toáng lên như vậy là chúng nó bắt hai anh em mình xuống ngồi tập trung ở bãi cỏ rồi, lúc đó nhà tôi và lũ trẻ này sẽ ra sao ! Xe chạy vào trung tâm thành phố thì bọn tôi thấy cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt Trận Giải Phóng miền Nam đã đầy ngập thành phố, khắp chốn hang cùng ngõ hẻm. Mau thật ! Một nhóm các em học sinh, trong đó có cả học sinh cuả tôi mấy hôm trước, đã bị luà ra đầy đường phố, mỗi nhóm có kèm hai, ba tay súng đặc công chỉ huy, làm công tác tuyên truyền, kêu gọi bà con trở về...thành phố đã được giải phóng ! Hai em học sinh chạy lại bên tôi nói : Thưa Thầy ! Thầy đưa Cô và các em về nhà, và có cần đi đâu trong thành phố nưã thì Thầy cứ việc đi thoải mái. Xong việc, xin Thầy giao xe lại cho chúng em vì lúc này Thầy cũng biết rồi, thành phố cần quản lý và sử dụng tất cả mọi thứ xe cộ, nhất là cuả quân đội cũ. Tôi bảo một em biết lái xe, nhẩy lên ngồi phiá sau, chật chội, anh Sinh lái đến một gia đình quen biết ở gần đó rồi giao tay lái lại cho tôi. Sau cái bắt tay từ giã sót sa, nhưng đầy rình “ chiến hữu “, chúng tôi vẫy tay chào nhau khi tôi lái xe thẳng đến Toà Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I. Tôi rút chià khoá xe, nắm trong tay, rồi nhẩy xuống, chạy ào vào văn phòng cũ cuả tôi. Trời đất ! Một cảnh hoang tàn, hỗn độn diễn ra ngay trước mắt tôi : Bao nhiêu hồ sơ, giấy tờ cuả văn phòng, cộng thêm cái đống sách 501 cuốn cuả tôi sưu tầm, góp nhặt cả 2 chục năm nay nằm lung tung, bưà bãi, ngổn ngang như một đống rác. Đã xót sa cho vận nước, tôi càng thêm xót sa cho cái cảnh này. Chán quá, tôi quay ra xe quên cả lượm lại mấy cuốn Tự Điển Việt , Pháp, Mỹ, Anh dầy cộm...là những thứ cộng sản có thấy tôi giữ, tôi cũng chẳng sợ gì.

Nhẩy lên xe, tôi đưa cả gia đình về nhà cậu tài xế cách đó không xa. Tôi vưà đậu xe trước cưả nhà cậu tài xế và bước xuống thì cả hai vợ chồng Hạ Sĩ Túc từ trong nhà chạy nhào ra ôm lấy tôi, khóc oà lên mà chẳng nói chi cả. Một lúc sau, vợ chồng hắn mới buông tôi ra mà hỏi : “ Làm sao bây giờ đây hả Thiếu Tá ? “ Tôi vỗ vai hai vợ chồng cậu tài xế trung thành, đầy tình nghiã mà nói : “ Rồi sẽ tính ! “, chúc anh chị và các cháu bình an, may mắn, tôi phải đi ngay, cho nhà tôi và các cháu nghỉ ngơi kẻo mễt mỏi quá rồi. Tôi lái xe đến nhà người cháu họ ở ngay mặt đường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng ở tạm cho được an toàn trong lúc thành phố đang còn hỗn độn như thế này. Tôi chạy sang nhà ông anh họ ở gần đó, hỏi chià khoá vì tôi đoán thế nào đưá cháu họ cũng giao chià khoá nhà cho Chú nó là anh họ cuả tôi. trước khi kéo nhau chạy vào Sài Gòn từ sớm vì Mẹ và anh chị em cuả nó đều ở sài Gòn. Gặp anh chị tôi, mọi người nhìn nhau sao mà buồn thảm trong cái cảnh này, không nói ra nhưng ai cũng hiểu : Tôi là Sĩ Quan cấp chức khá cao, đi tù mút muà là cái chắc, còn gia đình anh chị tôi có tiếng là giầu có, buôn bán thành công cả thành phố này ai mà không biết, coi như “ Tư Sản “ hạng nặng rồi . Mở được khoá cưả vào nhà, đưa gia đình, đem đồ đạc vào trong xong, tôi trở ra trao chià khoá xe cho em học sinh đã lớn, hình như đã học lớp 12, chừng 18 tuổi, rành chuyện lái xe và nói : đây chià khoá xe, Thầy giao lại cho em đem về cho cơ quan có trách nhiệm ! Em nhìn tôi rồi hơi cúi đầu : chào Thầy, em đi ! Chúc Thầy Cô và các em mọi điều may mắn... Tôi quay vào trong nhà, ngồi xuống cái Sô-pha nghỉ ngơi cho bớt căng thẳng đầu óc và cho lại sức, sẵn sàng chờ đón một tương lai đen tối mà tôi đã biết trước, trong khi ngoài đường phố, xe bắc loa thông tin, xe chở công an, bộ đội đi lại phô trương lực lượng chiến thắng, ngả ba, ngã tư đường phố chỗ nào cũng có vài chú bộ đội, ngơ ngáo, mũ tai bèo xách AK-47 đi lại, còn bọn cộng sản nặm vùng, đặc công, cùng bọn “ cách mạng giải phóng theo đuôi mới được 2 ngày “ buộc mảnh vải đỏ ở canh tay chạy loăng quăng khắp chốn, cứ như ngày hội, trong khi các cưả nhà hai bên đường phố, bà con đóng kín mít, thỉnh thoảng có người hé mở nhìn ra ngoài coi xem “ cách mạng “ đang “ giải phóng “ làm ăn như thế nào...tương lai rồi đi về đâu. Có điều chắc chắn là sẽ tối tăm, mù mịt cũng như nhiều vụ bắt bớ, tịch thu tài sản, cướp bóc vơ vét trắng trợn và nhiều hình thức chết chóc sẽ xẩy ra...

San Diego, CA ngày 28 – 3 –2009

Phan Đức Minh

Saturday, March 28, 2009

NHỚ MẦY TAO RÓT RƯỢU TƯỚI HƯ KHÔNG

Mầy đã chết từ năm hai mươi tuổi
Mới ra trường…những phi vụ chưa quen
Nếu biết “xếp”bây giờ theo Việt cộng
Chắc mầy buồn vì chết uổng,vô duyên
Mầy đi sớm tuổi đời đầy mơ ước

Như lá xanh vội vã phải lìa cành
Con nhỏ mầy thương, giờ lên chức ngoại
May nghĩ có gì vui chuyện đao binh
Có dịp tới phi trường xem thiên hạ

Thấy đủ mặt quan lớn bé hồi hương
Về để hưởng chẳng phải vì non nước
Tao đâm buồn như gà mắc phải xương
Ôi son phấn với váy đầm cũn cỡn

Tóc vàng que, hót tiếng Mỹ như giông
Nghe được mất…hình như tiền với bạc
Không giống như thời thoát chết biển Đông
Nhớ thuở trước mình bay trên lửa đạn

Đặt cuộc đời trong một ván rủi may
Số mầy ngắn nên cháy tàu bỏ mạng
Tới bây giờ xiêu lạc có ai hay?
Phận tao nhỏ nhưng không khom mình xuống

Thấy đàn anh làm những chuyện ruồi bu
Nhớ đến mầy lúc năm tàn tháng tận
Bật que diêm để đuổi bớt sương mù
Tao thương lắm những tháng ngày gai lửa

Xách nón bay đi…còn về nữa…? Đi đoong?
May còn sống để coi đời đốn mạt
Nhớ mầy…
Thôi, rót rượu tưới hư không
Thương tiếc bạn nhưng không làm gì được

Chua xót cho người, muối mặt hổ ngươi
Tao cúng mầy đây, đốt lên điếu thuốc Thôi!
Có tao,mầy an ủi, đủ rồi.

Thơ Mùa Chinh Chiến


Anh đi rồi đến bao giờ trở lại
Trời quê-hương lặng đứng ngóng trông anh
Nắng vẫn đổ từng ngày qua tháng Hạ
Rừng hoang-vu nằm đợi bước quân-hành.

(TNNV)



...
Đến bao giờ thì chúng ta sẽ cùng nhau trở về vùng trời quê-hương yêu dấu,
Về để nghe những tiếng thổn-thức thầm lặng của con tim...
Tiếng thổn-thức thầm-lặng mà nghe vang dội như tiếng sấm đầu mùa mưa
Vọng lên từ cuối chân trời:

Cong-Chua Ngoc-Han mo Nguyen-Hue
Boi say su nghiep khach anh-hung
Toi uoc sao nguoi trai nuoc Viet
Se la nhung bac Nguyen Quang-Trung.
(Tho Ngan-Giang)

Friday, March 27, 2009

Giao-thừa trông ánh Hỏa Châu rơi!


*****
Ai về phố núi cao-nguyên ấy
Xin chuyển dùm tôi một lá thư
Tới người con gái buồn muôn-thuở
Từ độ xa nhau chẳng gĩa-từ.
Em gái xa nhà tôi lính trận
Gặp gỡ qua giây phút ngại ngần
Thị-trấn đêm về heo-hút lạnh
Mưa rừng quán vắng bỗng thành thân.

Tôi còn bà mẹ bầy em nhỏ
Em cũng mẹ gìa mấy đứa em
Cũng chiều tựa cửa chờ trông đợi
Cũng mỏi mòn mong dưới ánh đèn.

Sinh ra thời loạn nhiều gian-khổ
Phận má hồng thân lấm bụi trần
Tôi trải đời trai theo khói lửa
Em giặt lòng vò nát tâm can.
Em kể chuyện mình cay đắng qúa
Cả đời chẳng được một lần vui
Thôi thì vận nước còn trôi nổi
Hãy mỉm cười thay những ngậm-ngùi.

Tôi móc hết tiền lương vừa lãnh
Nhìn em tóc xõa phủ vai gầy
Nghẹn-ngào khóe mắt rưng-rưng lệ
Em nói lời nghe mưa bóng mây.

Mai tôi ra trận không cần đến
Em giữ mà may chiếc áo dài
Sắp đến Tết rồi về thăm mẹ
Mua qùa cho mấy đứa em trai.

Rồi đây trên bước đường xuôi ngược
Em giạt về đâu một kiếp người
Tôi ở tiền đồn ngoài BenHet
Giao-thừa trông ánh hỏa-châu rơi.

Trần Ngọc Nguyên Vũ
(Một thời ly-loạn.)

PleiKu Phố Núi!


*****
PleiKu bây giờ trời nắng hay mưa
Cho tôi gởi lời thăm hỏi
phố xá quanh-co thương nhớ mấy cho vừa
Nhớ những tháng ngày cơn mưa phùn con đường lầy đất đỏ
Quán nhỏ thưa người
Dăm lon bia đắng giọt sầu dăng
Đêm Phượng-Hoàng ánh đèn khuya hiu-hắt
Điệu nhạc nào đưa nhau lạc bước tới cung Hằng.

Mai này ai lại ra biên-giới
Đạp sóng Pokor vượt núi rừng
Đường lên Dakpeck xa thăm-thẳm
Có thấy thương thầm thị-trấn sau lưng
Có nghe gió thoảng lời em gởi
Khi nào về ghé lại Pleiku
Xin ngắt dùm em chùm phượng-vỹ
Hong khô môi má đẫm sương mù.
Chợt buổi chiều nao tung cát bụi
Gặp gỡ nhau đây lũ bạn giang-hồ
Lôi-Hổ KonTum
Biệt-Động-Quân biên-trấn
Mấy thằng lính Không-Quân
Cùng mấy thằng Biệt-Kích B50
Thêm đám Nhẩy-Dù vừa đổ tới
Nắm tay nhau cười nghiêng-ngả đất trời
Phố núi bừng lên đêm cao-nguyên mở hội
Tia nhìn bốc lửa dáng em chơi vơi.
Trượng-phu lòng cũng mềm tâm-sự
Dốc cạn men cay ngất-ngưởng quên đời
Ngày mai vào trận ai nào biết
Tráng-sỹ quay cuồng bom đạn rơi
Xưa kia chỉ một lần sông Dịch
Mà cả triều Yên đưa tiếc thương
Ta sẽ qua sông bao lần nữa
Chỉ mắt em thôi khuất nẻo đường.

Nơi đây phố núi mưa rừng đổ
Người đến rồi đi như bóng mây
Bỏ lại những chiều nơi phố thị
Thung-lũng buồn thung-lũng ngóng mưa bay.

Trần Ngọc Nguyên Vũ
(Một thời ly-loạn.)
**************************

Monday, March 23, 2009

NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH THỜI LỬA BINH


Trong cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội cộng sản Bắc Việt và Việt cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn vinh và ngợi ca. Ðó là những người lính không có vũ khí, không số quân, không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường.
Ðó là NHỮNG NGƯỜI VỢ LÍNH, những người chị cao cả mà đã cùng chồng dấn mình trong cơn bão lửa của chiến tranh, cùng chia sẻ cái chết, có khi các chị hy sinh trước cả các anh. Những cái chết anh dũng trong âm thầm đó nào ai biết được. Không có Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ phủ trên chiếc quan tài được ghép thành từ những mảnh ván đơn sơ, không có chiếc huy chương Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu, không cả tiếng kèn truy điệu ai oán.

Những người lính đóng đồn cùng vợ con của các anh cùng sống chui rúc trong những cái hầm tối tăm ngột ngạt, dưới những những cái hố nhỏ ngập đầy nước. Những người lính nghèo nàn, rách rưới và tội nghiệp co ro ôm súng gác giặc và đánh giặc trong cái lạnh xé thịt của đêm. Ăn uống thì đạm bạc đến không có gì đạm bạc hơn được nữa. Một cái nồi cơm méo mó, với vài con cá nhỏ kho trong chất nước mắm hạng bét mặn chát những muối, một dĩa rau muống ruộng hay rau đắng xơ xác, mà có thể tìm thấy mọc đầy khắp những vũng nước đọng trên những cánh dồng lầy.
Cả gia đình người lính Ðịa Phương Quân hay Nghĩa Quân quây quần chung quanh mâm cơm đơn sơ đó chấp nhận sự thua thiệt của mình. Không than thở, không ta thán và vui lòng với niềm hạnh phúc mong manh của mình. Một năm 365 ngày, mười năm, hai mươi năm, cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến, hơn bảy ngàn đêm những người chị ấy chưa từng bao giờ biết ngủ yên giấc là gì. Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó, chị thổn thức nguyện cầu cho anh được bình yên, để anh có một ngày được về với chị và con, dù chỉ là những khoảnh khắc về phép thật quá hiếm hoi. Hay nếu chị cùng chồng trấn thủ lưu đồn, anh chiến đấu cơ cực như thế nào, anh ăn ngủ chập chờn ra sao, thì chị cũng cơ cực và chập chờn ngần ấy.

CHỊ PHẠM THỊ THÀNG, NỮ ANH THƯ ÐẤT GÒ CÔNG

Người vợ lính ở tiền đồn cáng đáng cùng một lúc hai công việc, mà công việc nào cũng biểu hiện hình ảnh và đức tính cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Thứ nhất, đức tính đảm đang tận tụy của người vợ, người đàn bà Việt Nam quán xuyến chuyện gia đình, trông nom dạy dỗ con cái và nấu nướng những bữa ăn.
Thứ hai, khi quân giặc đã thấy dẫy đầy ngoài những vòng rào kẽm gai, thì những người nữ chiến sĩ chưa từng một ngày được huấn luyện ở quân trường ấy đã chiến đấu như bất cứ người lính chuyên nghiệp nào. Chị cũng biết dùng máy truyền tin gọi Pháo Binh, chị biết sử dụng thành thạo mọi loại súng trong đồn có, chị ném lựu đạn ác liệt và chính xác, tấm thân nhỏ bé của chị oằn nặng dưới những thùng đạn tiếp tế. Và chị cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho, để tên chị vĩnh viễn đi vào lịch sử. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm. Ở ngay tại đồng Giồng Ðình này thì ít nhất cũng có những chị Phạm Thị Thàng và Trần Thị Tâm.

Ðêm 2.10.1965, với âm mưu làm xáo trộn hệ thống tiếp viện của những đơn vị diện địa trong khu vực Tiền Giang để dễ dàng thanh toán mục tiêu chính nào đó, chỉ trong một đêm Việt cộng đã tổ chức tấn công 11 vị trí của quân ta với quân số thật lớn. Ðồn Giồng Ðình thuộc tỉnh Gò Công cũng bị áp lực rất nặng của quân địch khi hứng chịu cuộc cường kích của 300 lính cộng.
Ðây là một lực lượng chính qui Việt cộng với hỏa lực rất mạnh, chúng quyết tâm hủy diệt đồn Giồng Ðình nhỏ bé, mà chỉ có vỏn vẹn một Trung Ðội Nghĩa Quân 24 tay súng trấn giữ. Là những con ác quỷ hung tợn và thâm độc, lực lượng cộng quân đã bố trí ở hướng có nhiều nhà dân chúng, vừa làm bia đỡ đạn cho chúng, vừa ngoác miệng tuyên truyền gây căm thù nếu quân ta bắn trả. Người dân, nhất là những ông bà lão già, đàn bà và trẻ con luôn luôn là những cái bia sống đỡ đạn cho bọn giặc hèn nhát gọi là những người “giải phóng”. Với quân số ấy, vũ khí hùng hậu ấy mà chúng cũng ngán ngại 24 chiến sĩ Nghĩa Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến nỗi phải cậy nhờ đến máu thịt của đồng bào để có cơ may thủ thắng, thì còn từ ngữ nào, hình dung từ tồi tệ nhất nào để diễn tả bộ mặt cùng hung cực ác rất đốn mạt của cộng sản nữa không.

Ðúng 2 giờ đêm, quân cộng dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thượng Úy Sáu Bích, đã mở cuộc tấn công từ hai mặt đánh vào Giồng Ðình, với sự tin tưởng điên rồ, rằng chúng sẽ thanh toán cái tiền đồn nhỏ xíu này trong một thời gian ngắn. Chiến thắng dường như là chắc chắn, vì với quân số mười lần hơn, mười đè một, dẫu chúng có thí chín tên thì cũng có thể hạ gục được một chiến sĩ Nghĩa Quân Giồng Ðình.
Trên lý thuyết, thì giả thiết đó dường như đúng. Nhưng trên trận địa, người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn thể hiện những chuyện phi thường, mà rất hằng hiện hữu trên bất kỳ chiến trường nào, quả thật cộng quân đã chọn lầm mục tiêu. Sau ba đợt tấn công hung bạo, tưởng gạch đá cũng phải nát thành tro, đã chiếm được 2 trong số 3 lô cốt trong đồn, cộng quân vẫn phải rút trở ra. Cuộc tấn công lần thứ tư được hối hả tổ chức và thực hiện, với quyết tâm san bằng Giồng Ðình. Nhưng liệu 24 chiến sĩ Nghĩa Quân có cho phép điều đó không. Câu trả lời là không, không chỉ đến từ ý chí hừng hực tử thủ của các anh, mà còn là từ đôi bàn tay yếu mềm của những người vợ lính đang sống cùng với chồng con của các chị trong đồn. Phải, cuộc chiến thắng cuối cùng của Nghĩa Quân đồn Giồng Ðình sẽ không thể thực hiện được, nếu không có sự góp sức chiến đấu của những người chị này. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Không phải chỉ những người chị dũng cảm ấy không thôi, mà cả trẻ con cũng đánh.

Ðồn Giồng Ðình nằm ở một vùng thôn ấp hẻo lánh trong tỉnh Gò Công, do một Trung Ðội Nghĩa Quân trấn giữ, với thành phần chỉ huy gồm có anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, anh Lê Văn Hùng, Ðồn Phó và anh Lê Văn Mẫn, âm thoại viên. Trấn thủ một vị trí hung hiểm như vậy, không chỉ có 24 tay súng mà đã đủ, nên tất cả những người vợ lính trong đồn đều đã được chồng huấn luyện sử dụng thành thạo những loại máy móc truyền tin và vũ khí. Như vậy số tay súng đã được nhân lên gấp đôi.
Trong nhiều trường hợp, đến những giây phút tử sinh tuyệt vọng nhất, những em bé cũng tham chiến, khi các em gan dạ bò dưới lưới đạn của giặc để đem tiếp tế đến cho cha và mẹ. Không ai buộc những người vợ lính, con lính cầm súng đánh địch. Nhưng chính những người vợ lính, con lính ấy làm sao có thể ẩn náu tìm cái sống trong khi chồng và cha của họ sắp ngã gục ngoài chiến hào.

Khi chấm dứt đợt tấn công thứ ba, địch tạm rút để tái tổ chức tấn công, thì tình trạng bên trong đồn Giồng Ðình đã khá là bi đát. Ðã có đến 16 chiến sĩ Nghĩa Quân bị thương, chỉ còn 8 Nghĩa Quân còn chiến đấu được. Âm thoại viên Lê Văn Mẫn bị thương ở đầu trong lúc anh đang cố gắng gọi máy về Tiểu Khu.
Anh Mẫn gục xuống buông chiếc ống liên hợp. Chị Trần Thị Tâm, vợ anh Mẫn vội đặt con bên cạnh anh và chộp lấy ống liên hợp. Liên lạc được tiếp nối, chị Tâm nghiễm nhiên trở thành một âm thoại viên, và là cứu tinh của đồn Giồng Ðình. Ở một góc đồn, anh Lê Văn Hùng và chị Phạm Thị Thàng, vợ anh, và hai đứa con nhỏ đang phải đối đầu với một lực lượng quá đông của địch.
Nhìn ra ngoài hàng rào kẽm gai, giặc đã đã tràn vào đen ngòm như những con quái vật hung hãn. Anh Hùng chỉ còn trong tay cây tiểu liên Thompson và 16 trái lựu đạn, chị Thàng có một khẩu Carbine. Thật tội nghiệp cho hai đứa nhỏ, sức ép của bộc phá và súng SKZ của Việt cộng bắn vào quá gần, các em không còn khóc được nữa mà đã nằm bất động dưới chân hai vợ chồng anh Hùng. Chị Thàng thì thào :

- Chúng đang phá lô cốt chánh, để em bắn yểm trợ anh bò về giữ. Lô cốt mất là đồn mình mất, em nằm tại đây giữ mấy đứa nhỏ, nếu chúng tràn vào thì... thì... em ném lựu đạn ra, có thể cầm cự đến sáng được.

Anh Hùng ngần ngừ, anh rưng rưng nhìn vợ con, rồi nhìn về phía lô cốt. Tiếng súng từ lô cốt cuối cùng đã yếu ớt lắm, có lẽ mấy Nghĩa Quân cố thủ ở đó đã kiệt quệ quá rồi. Số phận của anh Thi Ðồn Trưởng thế nào. Anh Hùng lắc đầu không dám nghĩ đến chuyện xấu nhất đã xảy ra cho đồng đội. Nhưng nếu Việt cộng chiếm được lô cốt ấy, thì coi như đánh dấu chấm hết cuộc kháng cự. Anh Hùng phải quyết định, dù quyết định đó quá đau xót, là bỏ lại vợ con, mà trong lúc quân giặc đã hò hét ngay sát bên rồi :

- Anh chạy theo giao thông hào, em bắn yểm trợ cho anh.

Anh Hùng nhìn chị Thàng và hai đứa nhỏ lần cuối cùng. Trong lòng anh quặn lên một nỗi bi thương. Trời ơi, vợ con mình. Hai đứa nhỏ chẳng biết còn sống hay đã chết. Anh phóng mình xuống hào chạy băng băng về hướng lô cốt. Cây Carbine trên tay chị Thàng run lên, những tràng đạn rải vào những cái bóng đen đã quá gần. Anh Hùng đã bò vào được lô cốt, giữa những tiếng đạn nổ rền trời. May quá, anh Thi trưởng đồn vẫn nguyên vẹn. Súng SKZ của địch thụt ầm ầm, nhưng anh Hùng vẫn có thể nghe được từng tiếng lựu đạn nổ từ phía công sự của chị Thàng.
Nước mắt anh rơi lả chả trên nền đất. Anh đã đếm được đến con số 15, mà tiếng súng của địch vẫn nỗ dòn dã ngay sát tuyến phòng thủ của chị Thàng. Anh biết giây phút định mệnh thảm thiết nhất cũng đã điểm. Chị Thàng sẽ làm gì với quả lựu đạn thứ 16. Anh Hùng đau đớn rên lên trong lòng : “ Chỉ còn một trái lựu đạn nữa thôi, làm sao em cầm cự được đến sáng”. Chính anh cũng không có được một giây để nghĩ tiếp cái gì sẽ xảy đến cho vợ con mình, vì dưới chân lô cốt anh tử thủ đã đông nghẹt quân giặc. Ðủ mọi thứ loại súng nỗ chát chúa khắp đồn, anh Hùng không biết chắc là mình đã nghe được tiếng nổ của trái lựu đạn thứ 16 chưa.

Cuộc chiến đấu đã kéo dài được một tiếng đồng hồ, quân địch đã phá được lớp kẽm gai cuối cùng và sắp tràn ngập đồn Giồng Ðình. Lúc đó là 3 giờ sáng rạng ngày 2.10.1965. Tình hình đã quá nguy ngập. Anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, quyết định thà hy sinh còn hơn là để đồn lọt vào tay địch. Anh giật lấy ống liên hợp từ tay chị Tâm và thét lớn :

- Hãy bắn lên đầu chúng tôi ! Bắn vào giữa đồn... Hai lô cốt thứ nhứt và thứ hai đã thất thủ. Tụi tui ở lô cốt thứ ba. Hãy bắn lên trên đầu chúng tôi, Việt cộng đông lắm. Bắn đi... bắn....

Sau tiếng gọi thống thiết của người Ðồn Trưởng, Pháo Binh Tiểu Khu Gò Công lập tức bắn vào đồn với loại đầu nổ cao. Loại đạn đặc biệt này nổ khi cách mặt đất chừng 4, 5 thước, rất hữu hiệu tiêu diệt biển người địch, quân ta núp trong lô cốt vẫn có hy vọng sống sót. Những cái bóng đen nhập nhoạng dưới ánh sáng hỏa châu văng tung tóe, tiếng kêu dẫy chết của chúng như tiếng rú của quỷ. Hàng tràng đạn nổ cao vẫn dội ùng oàng xuống đồn. Chiếc lô cốt cuối cùng vẫn đứng vững, anh Thi cùng anh Hùng từ trong những lổ châu mai bắn tỉa từng tên địch. Giữa tiếng súng nổ dòn, dường như người ta nghe âm thanh rì rì của máy bay. Không Quân Việt Nam đã tới. Những chiếc A1 khu trục cơ đã xuất kích. Ðến đây thì Thượng Úy Sáu Bích, tên chỉ huy trận đánh đã có thể nhận thấy rằng, cuộc tấn công đồn Giồng Ðình đã đánh dấu chấm hết, với phần thắng nghiêng về phía Nghĩa Quân Việt Nam Cộng Hòa. Lúc 4 giờ 30 sáng, chiến địa hoàn toàn im tiếng súng. Quân địch đã kéo những xác chết và những tên bị thương chạy trốn vào phía bóng tối.

Khi ánh hừng đông của một ngày mới đã lên, hai Ðại Ðội Ðịa Phương Quân do chính Trung Tá Tiểu Khu Trưởng Gò Công chỉ huy đã đến và tổ chức bung quân ra lục soát. Quân cộng đã để lại trận địa 23 xác chết, ở giữa đồn có 6 xác khác nằm bên cạnh lô cốt thứ ba, nơi mà anh Ðồn Trưởng Thi, Ðồn Phó Hùng và chị Tâm giữ máy truyền tin đã kháng cự mãnh liệt, thà chết không hàng. Những tên Việt cộng này mang trên mình rất nhiều lựu đạn và bộc phá, chắc là chúng quyết thí mạng để phá cho bằng được ổ kháng cự cuối cùng này.
Anh Thi và anh Hùng đã bắn địch theo lối xâu chéo, nghĩa là bắn chéo góc với nhau tạo thành một xạ trường quét gọn tất cả những tên cộng nào nằm trong đó. Ngày hôm sau, một người thường dân bị Việt cộng bắt đi tải thương lén trốn về được đã cho biết số bị thương của chúng chở đầy sáu chiếc ghe tam bản. Một lính cộng may mắn bị thương tên Dương Văn Thiều, 18 tuổi, sống sót và bị bắt làm tù binh. Tại sao may mắn ? Vì nếu anh ta bị kéo đi theo vào bưng biền, nếu không bị chết vì nhiễm trùng, bị những quân y sĩ Việt cộng cưa cắt bằng những loại cưa và đục của thợ mộc, thì cũng bị cấp chỉ huy ra lệnh mang anh đi thủ tiêu. Ðó là lý do giải thích tại sao sau ngày 30.4.1975, người dân Miền Nam hiếm thấy người thương phế binh cộng sản trên đường phố.

Nhưng đối với anh Hùng, thì tất cả những gì mà Viêt cộng đã trả giá cho cuộc tấn công không làm anh quan tâm. Ngay khi tiếng súng vừa chấm dứt., quân cộng đã rút đi, thì anh đã như một người điên lao mình ra chỗ chiến hào mà chị Thàng đã một mình một súng trấn giữ ở đó, với một niềm hy vọng mỏng manh, rằng đừng bao giờ trái lựu đạn thứ 16 được rút chốt. Anh Hùng bò vào khúc hào mà anh đã nuốt nước mắt chạy đi. Chị Thàng cùng hai đứa con của anh nằm chết bên cạnh ba xác Việt cộng. Anh Hùng gục xuống như thân cây chuối bị một nhát dao bén chém ngọt làm đôi. Anh biết, nếu trái lựu đạn thứ 16 nổ thì chị Thàng cũng đi vào cõi chết, vì chị Thàng sẽ không bao giờ cho phép giặc bắt chị hoặc đạn của chúng bắn vào người chị. Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào, chị rút chốt.
Tiếng nổ kinh thiên cùng với xác thịt và máu của người nữ chiến sĩ đó đã được đánh đổi với ba mạng giặc. Anh Hùng ôm xác vợ con vào lòng và gần như ngất xỉu. Nhưng khi nhìn ra ngoài, những xác giặc thù nằm ngỗn ngang khắp nơi, trong nỗi đau khổ tột cùng của mình, anh Hùng thấy trong lòng dậy lên một niềm tự hào đến nghẹn ngào. Sự hy sinh của chị Thàng đã cứu sống được tất cả những thương binh Nghĩa Quân cùng vợ con các anh, nhưng trên hết cứu sống chính sinh mạng của người chồng mà chị yêu mến. Những viên đạn Carbine và 15 trái lựu đạn của chị đã đóng góp vào sự tồn tại kỳ diệu của đồn Giồng Ðình. Một người lính chuyên nghiệp và thiện chiến nhất cũng chỉ làm được đến ngần ấy. Nếu cái lô cốt thứ ba không đứng vững, thì chắc chắn tất cả sinh mạng mấy mươi người Nghĩa Quân và vợ con của đồng Giồng Ðình đều sẽ chết hết.

Anh Hùng ẳm chị Thàng ra ngoài, để trông thấy những người còn sống, những người vợ lính khác đã gục đầu khóc tiếc thương chị Thàng. Những nấm mộ đất được đắp vội với ba tấm bia tang tóc. Một của chị Phạm Thị Thàng, và hai kia của cháu Lê Văn Dũng và Lê Tấn Sỹ. Ôi, những người vợ của lính trong thời lửa binh. Chị Phạm Thị Thàng, chị Trần Thị Tâm, và nhiều người chị khác trên khắp nẽo chiến trường, chị Thạch Thị Ðịnh, chị Bùi Thị Xiếu, chị Am Reng. Người lính của chúng ta, những công dân xếp hạng chót nhất trong bậc thang xã hội, nhưng là những người hứng chịu oan nghiệt trước nhất, là bức tường chắn cho sự an toàn của hậu phương phồn thịnh và hạnh phúc. Trong đời của các anh không có được một thứ ưu tiên vật chất nào cả, ngoài cái ưu tiên phải hy sinh và chết. Có những người lính từ Miền Tây ra tận miền hỏa tuyến hay trên vùng cao nguyên sương mù Miền Trung, nhiều năm liền không có lấy được một ngày phép về thăm gia đình. Nếu anh may mắn, thật đau xót, quân thù bắn anh bị thương, thì anh mới có cái diễm phúc được nắm trong tay tờ giấy phép. Còn nếu sự gọi là may mắn đó đi xa hơn một bước, anh chết, thì anh được phép dài hạn trở về và vĩnh viễn được an nghỉ ở nơi đã sinh ra anh. Ðầu năm 1972, trong một trận đánh của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh tại khu vực Cồn Tiên nằm sát phía Nam khu phi quân sự bên này bờ sông Bến Hải, một tiểu đoàn sau nhiều ngày cố gắng đã không thể chiếm được một cao điểm. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng gọi bốn người lính gốc Miền Tây lên hứa sẽ cấp mỗi anh mười ngày phép nếu các anh chiếm được ngọn đồi ấy. Bốn người tráng sĩ Kinh Kha đã nai nịt tề chỉnh, mang thật nhiều lựu đạn bò lên, mỗi người cầm một cây gậy ngắn dò đường. Ðêm tối như mực. Hễ chọt trúng cái lổ nào là thảy lựu đạn vô cái lổ đó, vì ở đó chính là cái miệng hầm chốt của địch. Ðến sáng, bốn người dũng tướng vô danh đó đã reo hò trương Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh cao điểm. Ôi, những ngày phép đã trở thành một ân huệ chứ không phải là một quyền lợi đương nhiên của những người lính trận.

Người vợ lính cùng chia sẻ với chồng những nỗi đắng cay thiệt thòi đó, bằng tất cả sự câm nín nhẫn nhục và vui lòng với những gì mình có. Một góc hầm tối tăm, một chiếc ghế bố cũ, vài cái nồi, chảo nhem nhuốc, những cái chén sành và những đôi đũa tre, cùng tiếng cười của lũ trẻ thơ cũng đủ làm nên thành niềm hạnh phúc vĩ đại của những người vợ lính. Chị Thàng đã chết đi, anh linh của chị cùng hai cháu bé đã thăng thiên lên cõi vĩnh hằng, nhưng những người còn sống cùng thời với chị, cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên chị. NGƯỜI CHỊ CAO CẢ PHẠM THỊ THÀNG. Vì tên chị đã được trân trọng ghi chép vào những trang bi tráng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam chống cộng sản quốc tế và Hà Nội, một lũ hung đồ diệt chủng, diệt dân tộc gớm ghiếc nhất của thế kỷ thứ 20 và của lịch sử hình thành nhân con người.

AMRENG, NGƯỜI NỮ CHIẾN SĨ CAO NGUYÊN

Quân cộng sản hành quân trên vùng cao nguyên thường khinh rẻ và húng hiếp các sắc dân Thượng rất thậm tệ. Chúng bắt trai tráng đi dân công, thậm chí cho bổ sung vào những đơn vị Thượng cộng, người làng thì bị ép buộc đóng góp lương thực, lúa gạo. Chúng dùng muối, là thứ tối cần của người dân miền cao, để đổi chác một cách rất bất lợi cho người Thượng. Người Thượng sống vất vả quanh năm, chỉ trông cậy vào những mảnh đất rừng khai phá để trồng trọt chút hoa màu hay trồng lúa rẫy, không đói đã là may lắm rồi, có còn đâu dư dả để cung phụng cho bọn phỉ cộng. Có nhiều trường hợp cả làng trong rừng sâu chịu không nỗi cảnh áp bức, giết chóc, đã kéo nhau ra quận hay tỉnh để xin nương náu với người Kinh.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lập Bộ Phát Triễn Sắc Tộc để giải quyết những vấn đề của người thiểu số. Hàng trăm trại tiếp cư tị nạn cộng sản đã được thiết lập để đón tiếp đồng bào Thượng và giúp đỡ đồng bào tạo dựng cuộc sống mới. Ðất canh tác được cấp phát vô điều kiện cho đồng bào Thượng tị nạn cộng sản. Thông thường thì mỗi gia đình thiên tai hay tị nạn đều được cấp phát 10 bao xi măng và 20 tấm tôn để cất lại một căn nhà nhỏ. Một nước nhỏ, nghèo là Việt Nam Cộng Hòa, quanh năm chiến tranh, ngân khoản thiếu thốn, mà đã cắn răng gồng gánh giúp đỡ hàng triệu người đồng bào bất hạnh của mình. Không phải “Lá lành đùm lá rách nữa”, mà là “Lá rách đùm lá nát”. Ðã vậy mà thôi đâu, những làng định cư nhỏ bé và nghèo nàn ấy vừa được dựng lên chưa được bao lâu, thì Việt cộng đã tràn về đốt phá tan hoang. Những chiếc lá rách nát lại cắn răng san sẻ cho nhau những gì mình có. Dưới mắt cộng sản, thì những người dân chạy về phía chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa xin được che chở và giúp đỡ, đều mang cái tội tày trời là “dân ngụy”, là “phản động”, dù có bắn bỏ hay đốt cháy nhà cửa của họ cũng là chuyện trừng phạt đương nhiên của điều mà chúng gọi là cuộc “cách mạng giải phóng”.

Với bản chất là một lũ cướp chuyên nghiệp và man rợ, cộng sản Hà Nội hiện nay không bao giờ từ bỏ cơ hội chiếm đoạt đất khẩn hoang của người Thượng. Chúng chờ cho các sắc tộc Thượng khai phá rừng tạo dựng nên thành những vùng sinh sống màu mỡ trên những tỉnh cao nguyên, là chúng kiếm chuyện cứớp đoạt một cách trắng trợn ngay, nại lý do đất đai thuộc về quyền quản lý của nhà nước, người dân không có quyền sỡ hữu. Mặt khác, chúng áp dụng hình thái thực dân, cho di chuyển dân Kinh gốc Miền Bắc vào ở trên đất mà người Thượng đã sinh sống từ ngàn năm, lấn dần, lấn dần, người Thượng kém thế phải lùi mãi vào tận rừng sâu,ở chỗ chỉ có nước độc, bệnh hoạn và đói kém. Ðã thế mà cộng sản nào chịu buông tha, chúng vẫn cứ cho phép những người gọi là di dân tràn vào như vết dầu loang, để đồng bào Thượng chịu không nỗi phải chạy qua đất Miên xin tị nạn. Ðây là một tiến trình có chủ mưu, có sách lược để tiêu diệt dần mòn dân Thượng. Chúng ta có thể thấy ngay rằng, những người di dân Miền Bắc đã không biết rằng mình đang được rải ra làm phên dậu phòng thủ dọc theo dãy biên thùy Trường Sơn, án ngữ con đường đổ xuống đồng bằng duyên hải, nếu có một đạo quân đánh sang từ đất Lào và Miên. Cũng tốt, cái phên dậu đó giống như con dao hai lưỡi, rồi cũng có một ngày những đồng bào di dân nghèo Miền Bắc đó sẽ trở thành một lực lượng mạnh có khả năng thọc sâu mũi dao vào tận tim của bọn cộng sản để tiễn chúng xuống tận đáy địa ngục.

Tức nước thì có lúc cũng phải vỡ bờ. Ngày 12.4.2004, nhiều chục ngàn dân Thượng của các sắc tộc sinh sống trong những tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac, Phước Long, Bình Long đã kéo vào những thành phố tỉnh lỵ để hình thành một cuộc phản kháng bất bạo động, phản đối cộng sản Hà Nội đàn áp đức tin đạo Tin Lành, chiếm đoạt đất đai và quyền sống căn bản của người Thượng. Dưới mắt cộng sản, dù chỉ là một biểu hiện phản đối nhỏ cũng đã được gán cho cái tội phản động, tội chết, chứ đừng nói gì đến những cuộc tập trung đông đảo như vậy. Hàng sư đoàn bộ binh của cộng sản đã được điều động lên phối hợp với công an đàn áp dã man cuộc tập trung. Hàng trăm đồng bào Thượng đã bị bắn chết, những người bị thương bị đem vào cô lập trong bệnh viện nhà nước, không ai có thể vào thăm viếng, kể cả những phóng viên và những nhà ngoại giao nước ngoài.

Ngày đầu xuân Tân Hợi 1971, trên miền cao nguyên của Quân Khu II, trong chiến dịch quân sự mà cộng sản gọi là Cao Ðiểm Tân Hợi nhằm quấy phá những tỉnh biên thùy đã không thực hiện được. Có thể bởi hậu quả của những cuộc hành quân Tây chinh vượt biên Cửu Long của Quân Ðoàn IV, Toàn Thắng của Quân Ðoàn III và Bình Tây của Quân Ðoàn II trong năm 1970 đã gây tổn thất nặng ở những kho tiếp tế hậu cần của cộng sản, nên chúng khó thể đủ sức mở được những mặt trận lớn như mong muốn. Ðêm 31.1.1971, lúc 3 giờ sáng, một lực lượng cộng quân tấn công vị trí của Ðại Ðội 838 Ðịa Phương Quân tại làng Plei Kênh Săn thuộc tỉnh Pleiku..
Cuộc tấn công đã rất sớm bị thảm bại vì quân địch đã không thể ngờ rằng, có những người vợ lính cũng đã chiến đấu dũng mãnh như thế nào. Ðại Ðội 838 Ðịa Phương Quân đa số chiến sĩ là người dân tộc Thượng, là những chiến sĩ sinh ra và lớn lên ở giữa núi rừng cao nguyên, đã hun đúc các anh trở thành những con người cứng rắn như những tảng đá khổng lồ trên triền dãy Trường Sơn. Người Thượng quen sống kiếp du mục du canh, nên khi người lính Thượng Ðịa Phương Quân đóng đồn ở đâu thì vợ con của các anh cũng đi theo và nhanh chóng thích ứng với môi trường cùng cuộc sống mới ở nơi đó. Tuy là phụ nữ, nhưng những người đàn bà Tây nguyên dẻo dai không kém gì người đàn ông Thượng. Vai mang gùi nặng trên lưng, chân trần chai sạn vì đá cứng và gai nhọn của núi rừng, cùng hoàn cảnh sinh tồn khắc nghiệt, bất cứ một người phụ nữ Thượng nào cũng đã được thiên nhiên rèn luyện nên thành một mẫu người khỏe mạnh, rắn rỏi, nhưng vẫn giữ được những dường nét mềm mại tràn đầy mạch sống. Cho nên khi cuộc chiến đấu nổ ra, thì những người đàn bà đó đã rất nhanh chóng trở thành những người nữ binh hăng hái cầm súng đánh địch. Một trong những người chị đó là chị Ksor Amreng, vợ của Binh Nhứt Kpa Dan.

Anh chị Dan và Amreng đều là người sắc tộc Djarai, sinh quán ở quận Phú Túc, tỉnh Phú Bổn. Từ sau khi thành hôn, anh Dan nhập ngũ, thì chị Amreng cũng đã theo chồng lên sinh sống trong những tiền đồn hẻo lánh ở biên giới trong quận Phú Nhơn, tỉnh Pleiku, những địa danh thật xa lạ với chị : Queng Mep, Plei Kênh Săn. Khi quân cộng sản Bắc Việt nổ súng tấn công Plei Kênh Săn, chị Amreng đã vững vàng trong tư thế phụ xạ thủ đại liên cho chồng. Khẩu đại liên M60 nằm phía sau những lổ châu mai nhỏ đã bị giới hạn rất nhiều khu vực tác xạ, anh Dan quyết định dời khẩu đại liên sang một vị trí khác có xạ trường rộng lớn và bao quát hơn. Trong lúc chị Amreng chạy đi chạy lại để khiêng những thùng đạn đại liên sang vị trí mới, thì có ba tên Ðặc Công Việt cộng đã nhào vào đánh cận chiến cới anh Dan. Anh Dan thật dũng cảm, như một con beo ở rừng xanh, bằng tay không anh đã vật lộn với chúng mà không nao núng. Chị Amreng vừa vác một thùng đạn đến, quát bảo anh Dan tránh ra xa. Hiểu ý vợ, anh Dan lăn một vòng, một trái lựu đạn M26 từ trong tay chị Amreng được ném tới. Ba tên Ðặc Công chưa kịp phản ứng, thì một tiếng nổ chát chúa đã đốn gục chúng xuống ngay bên cạnh đường giao thông hào. Khẩu đại liên M60 trong tay đôi vợ chồng Dan và Amreng đã bắt đầu nổ dòn dã ngăn chận tất cả những cuộc tấn công biển người của địch vào đồn. Anh Dan đang say mùi thuốc súng, anh đã không để ý nhiều tên Ðặc Công khác đã bò vào gần khẩu đại liên để mở cuộc cận chiến lần nữa.
Nhưng chúng không biết rằng người nữ binh vóc dáng nhỏ bé với khuôn mặt hiền lành như một em bé đã rất cảnh giác. Ba trái lựu đạn M26 đã được chị quăng ra rất chính xác vào những cái bóng đen đang bò lổn nhổn. Giữa tiếng súng nổ ầm ầm, chị Amreng đã có thể nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết của những lính địch trúng phải lựu đạn của chị. Ðến lúc này thì anh Kpa Dan chợt nhận ra rằng mình đã bị thương, chị Amreng lập tức trở thành xạ thủ chính, anh Dan lùi qua một bên làm xạ thủ phụ cho chị. Hào hùng không kém gì những đấng nam nhi, người nữ chiến sĩ ấy đã cùng với khẩu M60 đốn ngã hàng loạt cuộc tấn công của giặc. Sinh mạng của cái đồn nhỏ Plei Kênh Săn phần lớn trông cậy vào khẩu đại liên. Nói một cách chính xác, toàn tiền đồn cậy nhờ vào đôi bàn tay nhỏ nhắn của một cô gái mà ngày thường rất hiền hòa và ít nói này.

Khi ánh bình minh lên, giặc chấp nhận thua cuộc và đã rút đi, chiến trường đã hoàn toàn im tiếng súng, lũ chim rừng sau một đêm kinh hoàng đã ríu rít hát ca trên cành lá đón chào một ngày mới. Tin chiến thắng của Plei Kênh Săn đã bay về đến Pleiku và cái tên Ksor Amreng thật dịu dàng và thật đẹp ấy đã được người dân thành phố gọi là buồn muôn thuở này nhắc nhở nhiều. Kinh lẫn Thượng, đồng bào Pleiku đã chung góp gửi đến chị Amreng và Ðại Ðội 838 Ðịa Phương Quân nhiều tặng phẩm và tiền thưởng. Thiếu Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh Quân Ðoàn II & Quân Khu II đã đích thân bay trực thăng đến Plei Kênh Săn trân trọng trao gắn cho người lính không số quân Amreng chiếc huy chương cao quí Anh Dũng Bội Tinh, một vinh dự hiếm có dành cho một người dân sự .

Tấm gương chiến đấu của chị Ksor Amreng là một trong nhiều tấm gương thầm lặng còn chưa được biết của những người chị trên cao nguyên trong cuộc chiến tranh bảo quốc bi tráng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những thế hệ đi sau anh chị Dan và Amreng sẽ mãi nhớ rằng, dòng máu kiên cường uy vũ bất năng khuất mà anh chị cùng những chiến sĩ Thượng từng một thời thể hiện dưới lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một niềm kiêu hãnh sáng chói mà họ, những đồng bào Thượng đang bị kềm kẹp oan khuất dưới bàn tay sắt máu của cộng sản Bắc Việt, cũng sẽ có ngày vùng lên ném những quả lựu đạn và bắn những tràng đại liên vào giữa mặt bọn chúng, để hủy diệt chúng, bọn vô dân tộc vô thần đó, và cho chúng biết lòng quật khởi phi thường của người Nước Nam.

Phạm Phong Dinh

Sunday, March 22, 2009

Trưa ngày 29/4/1975 tại bộ Tổng Tham Mưu


Sau khi Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh vào chiều ngày 28/1975, tình hình chiến sự quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn vô cùng nguy kịch. Ðến trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩm quyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Ðại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởng phòng 3); Trung tướng Ðồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30 ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã "chia tay" với các cộng sự viên của mình từ sáng ngày 29/4/1975.
Ðể có tướng lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức tổng tham mưu trưởng; cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đã về hưu từ tháng 4/1974, làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô; Chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2, làm Tư lệnh phó phụ giúp tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Ðịnh cư trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cục trưởng Tiếp vận.


Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm".


Về Không quân, đến chiều ngày 29/4/1975 chỉ còn Sư đoàn 4 Không quân tại căn cứ Trà Nóc, Cần Thơ là còn nguyên vẹn, một số phi cơ của các Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã bay về căn cứ Trà Nóc từ chiều ngày 29/4/1975. Vị tướng Không quân còn quân và phi cơ trong tay là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân vào ngày cuối của cuộc chiến.


* Trận chiến tại các cửa ngõ vào Sài Gòn
Tại phòng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn và một thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay nhau làm khinh binh với những bài toán chiến thuật cá nhân để thoát khỏi vòng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn.
Tại phòng tuyến của Sư đoàn 5 Bộ binh, trung tâm Huấn luyện Sư đoàn chỉ thật sự chấm dứt hoạt động huấn luyện trên bãi tập vào ngày 28/4/1975 và được lệnh cấm trại 100% để lo phòng thủ. Khoảng 10 giờ đêm ngày 29/4/1975, Cộng quân di chuyển trên xa lộ Ðại Hàn (Sài Gòn-Bình Dương). Bộ binh đi hai hàng dọc, kẹp sát lề đường, xen kẻ ở giữa là chiến xa T 54. Các đơn vị Cộng quân ngang nhiên di chuyển về hướng Sài Gòn và không ngụy trang lá cây như những cuộc chuyển quân trước đó. Vừa đi ngang khu vực trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 5 Bộ binh, thì pháo đội súng cối 81 ly của trung tâm bắn ra để ngăn cản bước tiến quân của địch.


Ngay sau đó, chiến xa và bộ binh của Cộng quân đã dàn hàng ngang tiến thẳng về phía trung tâm, những súng phòng không trên pháo tháp của chiến xa Cộng quân thi nhau nhả đạn, nhưng chỉ một lát sau thì ngưng lại. Ðoàn quân của địch lại tiếp tục di chuyển về hướng Sài Gòn. Quân lính CS đi rất vội vã, hối hả. Ðó là dấu hiệu cho thấy Cộng quân tránh giao tranh dọc đường, bảo toàn lực lượng tối đa, tiến nhanh về Sài Gòn càng sớm càng tốt.


Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô không còn quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đã được điều động về quận lỵ Cần Ðước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Ðước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Ðường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).

Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.


Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
* Trận chiến quanh Bộ Tổng Tham Mưu và vòng đai Sài Gòn
Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.


Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân.
Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.


* Chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù và trận đánh cuối cùng
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng Tham Mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: "Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”. Vài giây sau, Thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: “Ðại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó ?” Thiếu tá Tài trình bày: "Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.” Tướng Minh trả lời: “Các em chuẩn bị bàn giao đi!” Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: "Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không ?" Tướng Minh đáp: "Ðúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Ðộc Lập." Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: "Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Ðộc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống.” Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng Tham mưu." Tướng Minh trả lời: "Tùy các anh em !"


Theo lời thiếu tài Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã găp trung tá Võ Ngọc Lan-liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: "Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống." Thiếu tá Tài giải thích: "Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.”


(Biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận, bài viết của cựu Thiếu tá Châu Văn Tài, một số bài viết phổ biến trong tạp chí KBC, và tài liệu riêng của Việt Báo