* Qui Nhơn hỗn loạn, Sư đoàn 22 Bộ binh rút 2 Trung đoàn 41, 42 khỏi phòng tuyến Bình Khê về Qui Nhơn
-Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, ngày 30 tháng 3/1975, Cộng quân đã xâm nhập vào thành phố Qui Nhơn, tỉnh lỵ tỉnh Bình Định. Trong khi đó, tại phía Tây Qui Nhơn, lực lượng Cộng quân gồm sư đoàn 3 và trung đoàn 95 CSBV đã tấn công cườp tập vào phòng tuyến Bình Khê . Để bảo toàn lực lượng, 2 trung đoàn 41 và 42 của Sư đoàn 22 Bộ binh được lệnh rút khỏi Bình Khê. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã bất mãn về quân lệnh này, ông khẩn khoản trình với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh cho Trung đoàn 42 Bộ binh được cố thủ, nhưng thỉnh cầu này đã không được chấp thuận..
-Cũng theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, khi 2 trung đoàn này về đến Qui Nhơn thì Cộng quân đã đào giao thông hào tại một số khu vực trong thành phố. Nhiều cao ốc bị Cộng quân chiếm. Kịch chiến đã diễn ra ở phía Nam hải cảng Qui Nhơn.
*Đại tướng Wayand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ đến Nha Trang.
Sau khi đến Sài Gòn vào ngày 26/3/1975, vào 10 giờ ngày 30/3/1975, Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ, đã đến Nha Trang bằng 1 phản lực cơ quân sự loại nhỏ. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 đã đón Đại tướng Weyand ngay tại phi trường và tự lái xe Jeep chở về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2. Tướng Phú đã trao đổi vớiTướng Weyand tình hình chiến sự tại các tỉnh phía Nam miền Trung. Cuộc họp kết thúc vào 10 giờ 55 cùng ngày.
*Cộng quân tấn công phòng tuyến Khánh Dương
2 giờ 15 chiều ngày 30/3/1975, Cộng quân tấn công cường tập phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương. Lữ đoàn trưởng báo cáo khẩn về tình hình cho Thiếu tướng Phú. Vị Tư lệnh Quân đoàn 2 mong "Lữ đoàn Dù cố gắng giữ phòng tuyến", và hứa sẽ có lực lượng tăng viện.
Đời Tỵ Nạn
-
1954 Hải Phòng / 20 năm 1 chiếc cầu thang
1975
American Racer picked up refugees from Green Port at Subic Bay Philippine
and heading for Guam Island
...
13 years ago
Ngày 22 tháng 3 /1975, tôI tới bải biển Quy-Nhơn gặp cô bạn THÂN. Chúng tôi dùng cơm trong một tiệm cơm, TIỆM CƠM THANH-THANH. sAU ĐÓ CHÚNG TÔI VÀO café DA-VÀNG.Sáng hôm sau 23 tháng 3 1975 chúng tôi điểm tâm ở gần nhà, gọi 2 dỉa cơm tắm. Cô bạn tôichưa lịp ăn đã khóc.Cô nói rằng EM BUỒN QUÁ VÌ EM BIẾT RẰNG ĐÂY LÀ LẦN CUỐI CÙNG, MÌNH CÓ BÊN NHAU. NGHE CÂU NÓI NÀY, TÔI ĐÀNH CHỊU THUA vì tôi cũng cảm thấy đúng như vậy, chĩ biết nhẹ nhàng khuyên vài lời mà thôi.
ReplyDeleteTrong 2 ngày này, tình trạng Quy-Nhơn ,ộ vẻ không yên, mọi người đều có vẻ NHỐN NHÁO VÀ LO SỢ.
Ngày 30 /3 /1975, tôi lại trở ra Quy-Nhơn, tình hình khác hẳn. Nguyên vùng sát biển, mọi người đã di tản hết, chĩ còn lại đúng 4 người mà thôi. Ngày 31 tháng 3 1975 ,tôi lang thang bên bải biển và quá may mắn tôi lên được TÀU HẢI QUÂN, được đưa về VŨNG-TÀU.
Thế là thoát nạn, một nạn chết người.
Ơn trên và TRỜI PHẬT đã PHÙ HỘ TÔI.
nHỮNG NGÀY BI THẢM.
ReplyDeleteThật là buồn.